Nghệ Nhân Ca Trù

Nghệ Nhân Ca Trù

ROYAL HOTEL là một trong những khách sạn nổi bật nhất với thiết kế đạt tiêu chuẩn 3 sao  tại quận Đông Anh. Nếu bạn đang muốn "hâm nóng" tình cảm, tận hưởng những phút giây ngọt ngào bên nửa kia của mình và dành cho người ấy thật

ROYAL HOTEL là một trong những khách sạn nổi bật nhất với thiết kế đạt tiêu chuẩn 3 sao  tại quận Đông Anh. Nếu bạn đang muốn "hâm nóng" tình cảm, tận hưởng những phút giây ngọt ngào bên nửa kia của mình và dành cho người ấy thật

Lợi ích kinh tế từ lao động nhập cư

Từ nhiều năm qua, nhiều nhà kinh tế học đã nhất trí với quan điểm rằng nhập cư có thể có lợi cho nền kinh tế. Giám đốc nghiên cứu tại viện Institut Sapiens, ông  Erwann Tison trả lời báo Le Figaro : “Trong nhiều trường hợp, lao động nhập cư là cần thiết bởi vì những người lao động trong nước không muốn làm một số công việc vì điều kiện làm việc quá khó khăn và mức đãi ngộ quá thấp.”

Thêm vào đó, các bài đăng của France Stratégie hay của Hội đồng định hướng hưu bổng (Conseil d'orientation des retraites - COR) cũng nhấn mạnh rằng lao động nước ngoài có thể lấp đầy 360 000 việc còn trống tại Pháp. Tuy nhiên chuyên gia kinh tế Tison cũng khẳng định “giải pháp này chỉ đáp ứng những nhu cầu cấp bách tình thế mà không giải quyết vấn đề về đào tạo người lao động ở những công việc này”.

Những đề xuất của chính phủ Pháp, theo báo Le Figaro, chỉ là một bản chắp vá, và cũng là dấu hiệu chỉ ra rằng chính phủ thừa nhận thất bại liên quan đến việc thu hút lao động trong những nhóm nghề này. Trên thực tế, nếu điều kiện lao động được cải thiện hơn trong những lĩnh vực này thì tình trạng thiếu lao động có thể giảm đi. Mong muốn mở cửa với người nhập cư có thể xem là nghịch lý khi Pháp vẫn còn 2,3 triệu người thất nghiệp.

Trình độ của lao động nhập cư đến Pháp thấp

Hơn nữa, những người nhập cư thường chọn Pháp là điểm đến, không nhất thiết là những người có thể đáp ứng nhu cầu về kinh tế. Nếu nhiều người nước ngoài đến lãnh thổ Pháp mỗi năm, rất ít trong số họ đến vì lý do kinh tế và nhất là những người có trình độ. Những lý do được đưa ra để cấp giấy phép cư trú là minh chứng cho điều này. Năm 2019, 39 000 thẻ cư trú được cấp vì lý do kinh tế, 91 000 thẻ vì lý do gia đình và 90 000 là dành cho học sinh, sinh viên.

Giám đốc của Văn phòng Nhập cư và Hội nhập Pháp (OFII), ông Didier Leschi, trên đài phát thanh France Culture hôm 07/11 cho biết: “Khó khăn mà Pháp gặp phải đó là sự hòa nhập của những người có trình độ chuyên môn thấp, bởi vì nhiều người đến từ các nước thuộc thế giới thứ ba, một số người trong số họ thậm chí còn không thể đọc và viết ngôn ngữ của họ”.

Tháng 11/2021, Hội đồng phân tích kinh tế (CAE) đã kêu gọi cân bằng lại tỷ lệ này, để về lâu dài, nhập cư có thể có lợi cho nền kinh tế. Câu hỏi đặt ra là liệu Pháp có thể thành công thu hút lao động nhập cư có trình độ như là Đức hay một số nước châu Âu khác đã làm hay không ? Tại Pháp, 37, 8 % những người nhập cư trong độ tuổi lao động có trình độ học vấn bằng hoặc thấp hơn bằng cấp trung học. Kết quả là tỷ lệ lao động của nhóm người nước ngoài này thường thấp hơn tỷ lệ của toàn bộ lao động tại Pháp. Đây thực sự là một vấn đề khi tỷ lệ lao động của người nhập cư ở Đức vào năm 2019 là trên 70 %.

Pháp thiếu hụt lao động trầm trọng

Theo chính phủ, dự luật này được đưa ra là chiểu theo yêu cầu của các doanh nghiệp, “mong muốn các thủ tục tuyển dụng người nước ngoài dễ dàng hơn”. Tuy nhiên, thực tế lại không hẳn như vậy. Bởi vì các doanh nghiệp không yêu cầu tuyển lao động nhập cư mà chỉ mong muốn có thêm lao động. Theo số liệu của bộ Lao Động Pháp, khoảng hơn 60 % các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng vào mùa hè vừa qua. Con số này tăng gấp đôi so với năm 2015.

Theo một khảo sát, giúp việc nhà là nghề thiếu hụt nhiều nhất : 85% nhà tuyển dụng gặp khó khăn khi tìm lao động cho nghề này. Tiếp đến là nghề điều dưỡng (81%), nghề tài xế, điều khiển phương tiện giao thông công cộng đường bộ (80%) hay thợ sửa ống nước (77,6%).

Tình hình này đẩy các doanh nghiệp nghiêng về những giải pháp mà chính phủ đưa ra. Chủ tịch của Hiệp hội ngành công nghiệp khách sạn (Umih), ông Thierry Marx, phát biểu trên đài phát thanh Pháp France Inter, cho rằng “về hình thức thì khá là đồng tình” với các đề xuất của chính phủ. Tương tự trong lĩnh vực nông nghiệp, tình trạng thiếu lao động thường xuyên xảy ra. Đại diện của Liên đoàn công đoàn quốc gia của hội nông dân Pháp, ông Jérôme Volle giải thích : “Chúng tôi luôn ủng hộ tuyển dụng lao động địa phương, nhưng nếu không có đủ người, chúng tôi không thể thu hoạch vụ mùa và đây sẽ là một thảm họa kinh tế. Do đó, chúng tôi ủng hộ các đề xuất của chính phủ”.