Tăng trưởng kinh tế là gì? Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2024 ở Việt Nam sẽ là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tăng trưởng kinh tế là gì? Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2024 ở Việt Nam sẽ là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Quốc hội ban hành Nghị quyết 103/2023/QH15 ngày 09/11/2023 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
Trong đó, Nghị quyết đã đặt ra các chỉ tiêu cần đạt được trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 như sau:
- Tốc độ tăng trưởng GDP từ 6,0 - 6,5%;
- GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 - 4.730 đô la Mỹ (USD).
- Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1 - 24,2%.
- Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4,0 - 4,5%.
- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 4,8 - 5,3%.
- Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 26,5%.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 69%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 28 - 28,5%.
- Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.
- Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm trên 1%.
- Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt khoảng 13,5 bác sĩ.
- Số giường bệnh trên 10.000 dân đạt khoảng 32,5 giường bệnh.
- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 94,1% dân số.
- Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 80%.
- Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%.
- Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%.
Được biết, Nghị quyết 103/2023/QH15 thể hiện mục tiêu tiếp tục ưu tiên tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Đẩy mạnh, tạo chuyển biến tích cực hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội sinh của nền kinh tế.
Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, chính sách; khơi thông các nguồn lực; xử lý hiệu quả các vướng mắc để phát triển các loại thị trường ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững; nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách, thực thi công vụ.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng chiến lược trọng điểm, quan trọng quốc gia.
Quan tâm phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế ngang tầm với phát triển kinh tế; chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Chăm lo các đối tượng chính sách;...
Xem thêm tại Nghị quyết 103/2023/QH15 ban hành 09/11/2023.
Môi trường lãi suất cao, tiền tiết kiệm trong thời gian đại dịch cạn dần và tăng trưởng thu nhập thấp là các yếu tố tác động tới sức chi tiêu của người dân Mỹ
Tối qua theo giờ Việt Nam, ước tính lần hai về tổng sản phẩm quốc nội quý I của Mỹ mới được công bố thấp hơn so với ước tính lần đầu. Đây là những chỉ số quan trọng để Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dựa vào đó đưa ra các quyết định về lãi suất trong cuộc họp điều hành chính sách sắp tới.
Theo số liệu ước tính lần hai của Cục Phân tích Kinh tế Mỹ, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý I của Mỹ tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức ước tính trước đó là 1,6%. Mức điều chỉnh giảm này chủ yếu đến từ chi tiêu tiêu dùng cá nhân - động lực chính của kinh tế Mỹ, chỉ tăng 2% so với quý I năm ngoái, thấp hơn số liệu công bố lần đầu là 2,5%. Theo phân tích, môi trường lãi suất cao, tiền tiết kiệm trong thời gian đại dịch cạn dần và tăng trưởng thu nhập thấp hơn là các yếu tố chính đang tác động tới sức chi tiêu của các hộ gia đình và doanh nghiệp Mỹ.
Bên cạnh việc điều chỉnh số liệu về GDP, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân - thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), cũng điều chỉnh giảm nhẹ so với kết quả công bố lần đầu, chỉ tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2023,.
Về phía thị trường, chứng khoán Mỹ phiên giao dịch ngày thứ 5 đã chứng kiến sự biến động mạnh của cả ba chỉ số chính, khi các nhà đầu tư đang tập trung đánh giá khả năng tăng trưởng kinh tế Mỹ, sức mua của người tiêu dùng và hướng đi của lãi suất trong giai đoạn từ nay đến cuối năm. Kết thúc phiên giao dịch, cả ba chỉ số chính đều giảm điểm mạnh, trong đó chỉ số Dow Jones giảm gần 0,9%, chốt phiên ở 38.111 điểm.
Trong cả tuần này, các nhà đầu tư đang chờ đợi số liệu về chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân tháng 4 được công bố tối nay theo giờ Việt Nam. Là thước đo lạm phát quan trọng, số liệu này là một trong các cơ sở để Fed định hình chính sách lãi suất trong cuộc họp nửa đầu tháng 6.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
BNEWS Ngày 18/2, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire thông báo Chính phủ nước này đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 từ 1,4% xuống 1% do nhiều nguyên nhân.
Ngày 18/2, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire thông báo Chính phủ nước này đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 từ 1,4% xuống 1% do ảnh hưởng của các cuộc xung đột tại Ukraine và Gaza, gián đoạn hoạt động vận tải qua Biển Đỏ cùng việc các đối tác thương mại chính là Đức và Trung Quốc tăng trưởng chậm lại.
Trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình TF1 của Pháp, ông Le Maire cũng cho biết Chính phủ Pháp sẽ cắt giảm 10 tỷ euro (10,8 tỷ USD) chi tiêu ngân sách của tất cả các bộ ngành và cơ quan. Cụ thể, 5 tỷ euro từ ngân sách hoạt động của tất cả các bộ, 5 tỷ euro từ ngân sách cho các chính sách công, đáng chú ý là 1 tỷ euro viện trợ phát triển và 1 tỷ euro trợ cấp cải tạo nhà ở dân cư. Ông khẳng định Chính phủ Pháp không tăng thuế và không cắt giảm an sinh xã hội.
Ông Le Maire cũng cho biết chính phủ sẽ đảm bảo Pháp duy trì mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nhà nước năm 2024 xuống 4,4% GDP. Chính phủ Pháp cũng để ngỏ khả năng điều chính ngân sách bổ sung vào mùa Hè, tùy thuộc vào tình hình kinh tế và tình hình chính trị.
Dự báo mới của chính phủ Pháp phù hợp với một loạt dự báo tăng trưởng gần đây của Ủy ban châu Âu (EC), Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) và cơ quan thống kê INSEE của Pháp về nền kinh tế này.
EC hôm 15/2 hạ dự tăng trưởng GDP năm 2024 của Pháp xuống 0,9%, từ 1,2% dự báo đưa ra vào tháng 1. Trước đó, hồi đầu tháng này, OECD cập nhật dự báo tăng trưởng của Pháp năm 2024 xuống 0,6%. Trong khi đó, INSEE dự báo tăng trưởng theo quý của Pháp chỉ đạt 0,2% trong quý I và quý II.
Kinh tế Pháp năm 2023 tăng trưởng 0,9% sau khi tăng trưởng 2,5% năm 2022 và tăng đột biến 6,4% vào năm 2021.
Kinh tế Việt Nam năm 2023 mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ động, linh hoạt, quyết liệt, sát sao chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương cùng với sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế, nhờ đó kinh tế nước ta vẫn đạt được kết quả khả quan với mức tăng trưởng kinh tế ước đạt 5,05%, cao gấp 1,5 lần so với mức tăng trưởng 2,9% của kinh tế toàn cầu.
Các chỉ số thống kê cho thấy, tốc độ tăng GDP của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua như sau (hình 1).
Tăng trưởng GDP 2023 được nhận diện ở các góc độ khác nhau.
Thứ nhất, tốc độ tăng năm 2023 Việt Nam thuộc TOP 10 nền kinh tế có tốc độ tăng cao nhất thế giới. Tốc độ tăng này càng có ý nghĩa khi đạt được trong điều kiện nhiều nền kinh tế lớn đang phải thắt chặt chính sách tiền tệ để tập trung chủ yếu cho việc kiềm chế lạm phát, khi lạm phát cao gấp đôi định hướng. Điều đó chứng tỏ Việt Nam đã chuyển từ thắt chặt sang nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ, kích cầu, tập trung ưu tiên cho tăng trưởng, là đúng hướng và nhanh nhạy trong điều hành.
Thứ hai, theo thời gian, tăng trưởng GDP đã cao lên qua các quý trong năm 2023 (hình 2).
Năm 2022, đà tăng cao liên tục chỉ đến quý 3, quý 4 đã tăng chậm lại; xu hướng này là tín hiệu để năm 2023 không đạt được mục tiêu. Khác với năm 2022, GDP năm 2023 đã tăng cao lên liên tục qua các quý sẽ là tín hiệu để tăng tốc trong năm 2024.
Thứ ba, tăng trưởng GDP năm 2023 đạt được ở cả 3 nhóm ngành (hình 3).
Nông, lâm nghiệp – thủy sản (tăng 3,83%) đã là năm thứ 3 liên tục tăng vượt mốc 3% (và cao hơn 4 năm trước: năm 2019 tăng 2,67%, năm 2020 tăng 3,04%, năm 2021 tăng 3,27%, năm 2022 tăng 3,38%). Đó là tốc độ tăng thuộc loại cao đối với nhóm ngành còn phục thuộc nhiều vào thiên nhiên, ở một số vùng, một số ngành chủ yếu còn “lấy công làm lãi”. Năm 2023, nông, lâm nghiệp – thủy sản tiếp tục vai trò là “bệ đỡ” với kết quả về sản xuất, về tiêu thụ trong nước, về xuất khẩu, nhất là rau quả, gạo,...
Dịch vụ đạt tốc độ tăng 6,82%, cao hơn tốc độ chung và cao nhất trong ba nhóm ngành; trong đó một số ngành cụ thể còn tăng cao hơn (như: dịch vụ lưu trú ăn uống tăng 8,82%; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 12,79%; nghệ thuật vui chơi giải trí tăng 12,03%; vận tải, kho bãi tăng 10,17%; bán buôn, bán lẻ tăng 8,32%...).
Công nghiệp – xây dựng tăng thấp nhất trong 3 nhóm ngành, chủ yếu do tổng cầu trong nước, quốc tế còn yếu, đơn hàng xuất khẩu còn thiếu,... nhưng tốc độ tăng đã có xu hướng cao lên qua các quý (quý 1 giảm 0,6%, quý 2 tăng 2,1%, quý 3 tăng 5,19%, quý 4 tăng 6,46%).
Thứ tư, xét theo sử dụng GDP, tỷ trọng đóng góp của các bộ phận vào tốc độ tăng GDP năm 2023 như sau (hình 4).
Bộ phận “cầu nội địa” là tích lũy tài sản chỉ tăng 4,09%, tiêu dùng cuối cùng chỉ tăng 3,52%, đều thấp hơn tốc độ tăng GDP chung. Tỷ trọng đóng góp vào tốc độ tăng GDP của xuất siêu hàng hóa, dịch vụ lớn thứ hai trong 3 bộ phận. Điều đó chứng tỏ “cầu nội địa” tăng, nhưng vẫn còn yếu và xuất siêu đã đóng góp khá vào tốc độ tăng trưởng GDP.
Những địa bàn có tốc độ tăng cao hơn chủ yếu dựa vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp – thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Những địa bàn có quy mô GRDP lớn tuy tăng thấp, thậm chí còn bị giảm, nhưng có xu hướng tốc độ tăng cao lên hoặc đã thu hẹp tốc độ giảm qua các quý.
Thứ năm, GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá trung tâm năm 2023, đạt 4.284 USD, cao hơn năm trước (4.109 USD); nếu tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương đương đạt khoảng 13.000 USD.
Kỳ vọng tăng tốc xuất phát từ mục tiêu về kinh tế năm 2024 và mục tiêu của cả kế hoạch 5 năm (2021-2025) (bảng 1).
Tốc độ tăng GDP vẫn là mục tiêu hàng đầu của năm “tăng tốc”, khi năm “bản lề” đạt thấp hơn mục tiêu đề ra cho năm này. Năm 2024, mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% vừa thể hiện quyết tâm của Chính phủ (vì cao hơn tốc độ tăng của năm 2023), vừa thể hiện sự cẩn trọng đối với các yếu tố còn bất định, khó lường trên thế giới, có thể còn khó khăn hơn năm 2023...
Nội dung bài viết được đăng tải trên ẩn phẩm đặc biệt Kinh tế 2023-2024: Việt Nam & Thế giới phát hành ngày 06/03/2024. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:
https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam