Xuất Khẩu Cá Tra Năm 2023

Xuất Khẩu Cá Tra Năm 2023

Cá tra được nuôi chủ yếu tại vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích hơn 6.000 ha/năm, sản lượng trên 1,5 triệu tấn, tập trung ở một số địa phương như: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bến Tre và Vĩnh Long. Những năm qua, chuỗi ngành hàng cá tra đã giúp tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương. Năm 2023, dưới tác động của lạm phát và bất ổn chính trị, ngành hàng cá tra đối mặt với nhiều khó khăn. Theo số liệu báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Hội nghị Tổng kết ngành hàng cá tra năm 2023 diễn ra mới đây, ước tính diện tích thả nuôi cá tra cả nước trong năm 2023 đạt khoảng 5.700ha (bằng 98% năm 2022); sản lượng khoảng 1,61 triệu tấn (tương đương cùng kỳ). Tính đến hết tháng 11/2023, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt gần 1,7 tỉ USD, thấp hơn 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu cả năm 2023 ước đạt 1,8 tỷ USD, chỉ bằng 75% so năm 2022. Các thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam năm 2023 đều có xu hướng giảm, Trung Quốc giảm 21,8%, Hoa Kỳ giảm 53,1%, EU giảm 17,2%... Tại các thị trường Đức, Anh, Brazil, Saudi Arabia dù tăng trưởng dương nhưng đây lại là những thị trường chiếm tỷ trọng nhỏ, không đủ sức để bù đắp mức sụt giảm kim ngạch xuất khẩu lcủa những thị trường truyền thống. Giá trị xuất khẩu cá tra xuống thấp hơn so với năm trước chủ yếu do giá trung bình xuất khẩu cá tra giảm liên tục ở các thị trường chính, đặc biệt là thị trường Mỹ và Trung Quốc. Đơn cử như giá xuất sản phẩm phi-lê vào thị trường Hoa Kỳ trong 9 tháng năm nay giảm mạnh, giá bình quân chỉ còn 2,92 USD/kg (giảm 44% so cùng kỳ năm 2022). Thị trường Trung Quốc cũng từ giá xuất ở mức 2,09 - 2,1 USD/kg. Đây là 2 thị trường chính, tiêu thụ lượng lớn cá tra của các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, lượng hàng tồn kho tại các đầu mối nhập khẩu rất lớn do tình hình bất ổn (do bị tác động từ cuộc chiến Nga - Ukraine) và lạm phát toàn cầu khiến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm các tra có xu hướng giảm, dẫn dến hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn; một số quốc gia láng giềng đã phát triển sản xuất cá tra; tác động của biến đổi khí hậu. Ngành hàng cá tra cũng gặp nhiều thách thức về thị trường, nhất là khi các nước gia tăng rào cản kỹ thuật, đặt ra nhiều tiêu chuẩn và các yêu cầu về lao động, môi trường.

Cá tra được nuôi chủ yếu tại vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích hơn 6.000 ha/năm, sản lượng trên 1,5 triệu tấn, tập trung ở một số địa phương như: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bến Tre và Vĩnh Long. Những năm qua, chuỗi ngành hàng cá tra đã giúp tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương. Năm 2023, dưới tác động của lạm phát và bất ổn chính trị, ngành hàng cá tra đối mặt với nhiều khó khăn. Theo số liệu báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Hội nghị Tổng kết ngành hàng cá tra năm 2023 diễn ra mới đây, ước tính diện tích thả nuôi cá tra cả nước trong năm 2023 đạt khoảng 5.700ha (bằng 98% năm 2022); sản lượng khoảng 1,61 triệu tấn (tương đương cùng kỳ). Tính đến hết tháng 11/2023, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt gần 1,7 tỉ USD, thấp hơn 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu cả năm 2023 ước đạt 1,8 tỷ USD, chỉ bằng 75% so năm 2022. Các thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam năm 2023 đều có xu hướng giảm, Trung Quốc giảm 21,8%, Hoa Kỳ giảm 53,1%, EU giảm 17,2%... Tại các thị trường Đức, Anh, Brazil, Saudi Arabia dù tăng trưởng dương nhưng đây lại là những thị trường chiếm tỷ trọng nhỏ, không đủ sức để bù đắp mức sụt giảm kim ngạch xuất khẩu lcủa những thị trường truyền thống. Giá trị xuất khẩu cá tra xuống thấp hơn so với năm trước chủ yếu do giá trung bình xuất khẩu cá tra giảm liên tục ở các thị trường chính, đặc biệt là thị trường Mỹ và Trung Quốc. Đơn cử như giá xuất sản phẩm phi-lê vào thị trường Hoa Kỳ trong 9 tháng năm nay giảm mạnh, giá bình quân chỉ còn 2,92 USD/kg (giảm 44% so cùng kỳ năm 2022). Thị trường Trung Quốc cũng từ giá xuất ở mức 2,09 - 2,1 USD/kg. Đây là 2 thị trường chính, tiêu thụ lượng lớn cá tra của các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, lượng hàng tồn kho tại các đầu mối nhập khẩu rất lớn do tình hình bất ổn (do bị tác động từ cuộc chiến Nga - Ukraine) và lạm phát toàn cầu khiến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm các tra có xu hướng giảm, dẫn dến hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn; một số quốc gia láng giềng đã phát triển sản xuất cá tra; tác động của biến đổi khí hậu. Ngành hàng cá tra cũng gặp nhiều thách thức về thị trường, nhất là khi các nước gia tăng rào cản kỹ thuật, đặt ra nhiều tiêu chuẩn và các yêu cầu về lao động, môi trường.

Giá cá tra xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm trong năm 2023

Asean Times - 23/10/2023 11:15:05 SA

Từ đầu năm 2023 đến hết tháng 9, giá cá tra trung bình xuất khẩu sang Trung Quốc liên tục có mức giá thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, trong đó tháng 7 và 9 là hai tháng có mức thấp nhất với lần lượt 2,09 và 2,1 USD/kg.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 9/2023 xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc & Hong Kong đạt 56 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tháng thứ hai trong năm 2023 (sau tháng 2) kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường này ghi nhận tăng trưởng dương.

Quý 3/2023, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Trung Quốc & Hong Kong đạt 153 triệu USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Trung Quốc quý này so với quý 1 và 2/2023 đều ghi nhận tăng trưởng dương với lần lượt là +7% và +11%. VASEP cho rằng, trong bối cảnh biến động thế giới, lạm phát, chiến tranh, đây cũng được coi là 1 trong những tín hiệu tích cực từ thị trường.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc & Hong Kong đạt 434 triệu USD, giảm 26% so với cùng kỳ năm trước.

Theo VASEP, người tiêu dùng Trung Quốc & Hong Kong rất ưa thích những món ăn chế biến từ sản phẩm cá tra phile, cắt khúc đông lạnh HS0304 của Việt Nam. 9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cá tra phile, cắt khúc đông lạnh HS0304 sang thị trường này đạt 290 triệu USD, giảm 34% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 66,9% tỷ trọng.

Đứng sau là sản phẩm cá tra tươi/đông lạnh/ khô nguyên con, cắt khúc (trừ cá thuộc mã 0304) chiếm 33% tỷ trọng và đạt kim ngạch 143 triệu USD. Trung Quốc & Hong Kong gần như không tiêu thụ các sản phẩm cá tra chế biến giá trị gia tăng thuộc mã HS16 khi tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này chỉ chiếm 0,1% tỷ trọng.

Về giá, tính chung 9 tháng đầu năm 2023, giá cá tra trung bình xuất khẩu sang Trung Quốc dao động từ 2,11 USD/kg – 2,29 USD/kg, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 7 và 9 là hai tháng có mức thấp nhất với lần lượt 2,09 USD/kg và 2,1 USD/kg..

VASEP thông tin, 9 tháng đầu năm 2023, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Chi tiêu tiêu dùng của thị trường này cũng đang ở mức vững chắc. Doanh số bán lẻ tăng 5,5% trong tháng 9/2023, và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong 4 tháng qua.

Các chỉ số kinh tế tích cực từ thị trường Trung Quốc kì vọng sẽ là những dấu hiệu phục hồi cho xuất khẩu cá tra Việt Nam sang quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam

Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers

Trang thông tin điện tử của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)

Cơ quan Chủ quản: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Tp.Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: [email protected]

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Lê Bảo Ngọc

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.218); email: [email protected]

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 83/GP-TTĐT, ngày 06/07/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Đề nghị ghi rõ nguồn www.vasep.com.vn khi sử dụng thông tin từ trang này.

Xuất khẩu cá tra 2 tháng đầu năm 2017