HƯỚNG DẪN THANH TOÁN HỌC PHÍ ONLINE CHO SINH VIÊN NHẬP HỌC
HƯỚNG DẪN THANH TOÁN HỌC PHÍ ONLINE CHO SINH VIÊN NHẬP HỌC
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ – ĐHQG TP.HCM
– Đơn đăng ký xét tuyển (đã dán ảnh) và 03 ảnh 3×4 cm (mặt sau ghi rõ họ tên, ngày sinh);
– Sơ yếu Lý lịch (đã dán ảnh, có xác nhận của địa phương hoặc nơi đang công tác);
– Lý lịch khoa học (đã dán ảnh, có xác nhận của địa phương hoặc nơi đang công tác);
– 02 bản sao y công chứng bằng tốt nghiệp thạc sĩ và Bảng điểm;
– 02 bản sao y công chứng bằng tốt nghiệp đại học và Bảng điểm;
– 05 bộ đề cương nghiên cứu bằng tiếng Anh, tiếng Việt đối với chương trình Quản lý Công (mẫu đề cương xem tại đây);
– Giấy chấp thuận hướng dẫn nghiên cứu sinh của cán bộ trường ĐHQT, danh mục Giảng viên hướng dẫn và hướng nghiên cứu từng ngành xem tại đây:
– Thư giới thiệu (đánh giá năng lực chuyên môn của thí sinh từ 02 nhà khoa học);
– Minh chứng kinh nghiệm nghiên cứu khoa học (tham khảo danh mục tạp chí được công nhận);
– Giấy giới thiệu của cơ quan (nếu có);
– Minh chứng trình độ tiếng Anh theo quy định tại Quy định tuyển sinh trình độ thạc sĩ và tiến sĩ của Trường ĐHQT(quy định tại Điều 3);
– Đối với thí sinh người Việt Nam có văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp: cần nộp thêm Văn bản công nhận văn bằng của Trung tâm công nhận văn bằng – Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thời hạn nộp văn bản: nộp kèm hồ sơ đăng ký tuyển sinh, hoặc bổ sung trước ngày dự thi; Đơn cam kết (Bắt buộc đối với trường hợp gửi Văn bản công nhận sau ngày dự thi) và thí sinh phải nộp văn bản công nhận văn bằng trước khi nhập học chính thức.
Quy trình xét tuyển gồm các bước sau:
– Thành viên Tiểu ban chuyên môn xét sơ tuyển hồ sơ dự tuyển, kết quả học tập ở trình độ Đại học, thạc sĩ; trình độ ngoại ngữ; thành tích và công trình nghiên cứu khoa học, thư giới thiệu cũng như chất lượng bài luận về vấn đề nghiên cứu;
– Thí sinh trình bày bài luận về vấn đề nghiên cứu trước Tiểu ban chuyên môn. Các thành viên Tiểu ban chuyên môn phỏng vấn trực tiếp thí sinh để đánh giá về năng lực cần có của một Nghiên cứu sinh; ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính khả thi của bài luận nghiên cứu, vấn đề dự định nghiên cứu của người dự tuyển có phù hợp với ngành đào tạo;
– Trưởng Tiểu ban chuyên môn tổng hợp ý kiến đánh giá của các thành viên.
– Người dự tuyển các chương trình tiến sĩ chưa đáp ứng đủ các điều kiện dự tuyển chính thức gồm chứng chỉ tiếng Anh đầu vào theo quy định hiện hành và/hoặc kinh nghiêm nghiên cứu khoa học được xét tham gia học hệ dự bị tiến sĩ trước khi ứng tuyển chính thức;
– Trong thời gian tối đa 24 tháng, người học dự bị tiến sĩ tiến hành hoàn thiện, bổ sung các điều kiện còn thiếu để được xét tuyển Tiến sĩ chính thức.
Người dự tuyển chương trình dự bị tiến sĩ phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Người đã tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ thạc sĩ, người đã tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ đại học chính quy loại giỏi có điểm trung bình tích lũy từ 8.0 trở lên (theo thang điểm 10) ngành phù hợp với ngành đăng ký dự tuyển trình độ tiến sĩ, hoặc người đã tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ Quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ.
– Có đề cương nghiên cứu sơ bộ về lĩnh vực nghiên cứu;
– Được tham gia học tập, nghiên cứu cùng các Nghiên cứu sinh chính thức;
– Được tham gia các chương trình đào tạo, phương pháp nghiên cứu khoa học;
– Được tích lũy các tín chỉ trong chương trình đào tạo tiến sĩ tương ứng, nhưng không quá 50% số tín chỉ của chương trình;
– Được tiếp cận các nguồn tài liệu, sử dụng thư viện, các trang thiết bị thí nghiệm phục vụ cho học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện luận án;
– Được tham gia nghiên cứu khoa học và công bố các bài báo khoa học liên quan đến đề tài nghiên cứu. Các bài báo khoa học, kết quả nghiên cứu này được sử dụng trong quá trình làm Nghiên cứu sinh chính thức;
– Thời gian học dự bị tiến sĩ không tính trong thời gian đào tạo tiến sĩ;
– Được ưu tiên xét tuyển Nghiên cứu sinh chính thức khi có đủ điều kiện.
– Lệ phí tuyển sinh, xét tuyển: 500.000 đồng/hồ sơ.
– Xét tuyển chương trình Dự bị tiến sĩ: 300.000 đồng/hồ sơ.
– Nội dung chuyển khoản: Ho ten, TSSDH, nganh ….
– Ngân hàng BIDV – Số tài khoản: 31400.35267
– Xét tuyển: Ứng viên bảo vệ đề cương trước tiểu ban chuyên môn, ứng viên phải đủ điều kiện tiếng Anh đầu vào tại thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển.
Người dự tuyển phải đáp ứng các điều kiện sau:
a. Người đã tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ thạc sĩ, người đã tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ đại học chính quy loại giỏi có điểm trung bình tích lũy từ 8.0 trở lên (theo thang điểm 10) ngành phù hợp với ngành đăng ký dự tuyển trình độ tiến sĩ, hoặc người đã tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ (xem danh mục ngành đúng và ngành phù hợp dự tuyển chương trình tiến sĩ).
b. Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu; hoặc bài báo, báo cáo khoa học đã công bố; hoặc có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ.
c. Có năng lực ngoại ngữ được quy định tại Quy định tuyển sinh trình độ thạc sĩ và tiến sĩ của Trường ĐHQT (quy định tại Điều 3).
Thí sinh được miễn đánh giá năng lực ngoại ngữ khi đáp ứng yêu cầu về năng lực ngoại ngữ được minh chứng bằng một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:
– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài mà trong đó ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Anh; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ Anh; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh;
– Một trong các chứng chỉ tiếng Anh tối thiểu đạt bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam có thời hạn 2 năm tính từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự tuyển, được cấp bởi một cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc ĐHQG-HCM công nhận (tham khảo danh mục các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh).
– Thông báo tuyển sinh trình độ tiến sĩ đợt năm 2024.
– Biên nhận hồ sơ dự tuyển 2024
KTYS (Biomedical Engineering hay BioEngineering) là một lĩnh vực đa ngành, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến để phát huy những phương pháp nghiên cứu mới và sáng tạo ra các thiết bị y tế (như máy X-quang, CT cắt lớp, trợ tim …) nhằm chữa trị và chăm sóc sức khỏe, cũng như giúp hiểu sâu hơn về các tiến trình sinh học của con người. Đây là một lĩnh vực nổi bật đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia trên thế giới và tạo rất nhiều cơ hội nghề nghiệp trong nghiên cứu khoa học cũng như kỹ nghệ. Ngành này phù hợp với những sinh viên yêu thích thiết kế chế tạo lẫn nghiên cứu khoa học và có căn bản trong mọi ngành kỹ thuật, khoa học thuần túy hay ứng dụng, y, dược, nha, tâm lý học, quản trị và kinh doanh. KTYS bao gồm những chuyên ngành như Thiết Bị Y Tế, Kỹ Thuật Dược, Điện tử Y sinh, Tin học Y Sinh, Cơ khí Y Sinh, Y học tái tạo, Vật lý Y Sinh, v.v…
Theo báo VNExpress ngày 5/1/2017 và trang mạng Zing ngày 6/1/2017 ngành KTYS là ngành có triển vọng cơ hội nghề nghiệp cao nhất trong năm 2017 ở Mỹ. Với việc được hưởng lương cao từ 62.700 USD đến 104.000 USD mỗi năm, 75% chuyên gia trong lĩnh vực này cảm thấy hài lòng với nghề nghiệp. Theo báo cáo của Cục Thống kê lao động Mỹ, việc làm trong lĩnh vực này được dự báo tăng 72% trong năm 2017 cách xa ngành được xếp thứ nhì chỉ với mức tăng trưởng là 27%.
Hiện tại Đại Học Quốc Tế là nơi duy nhất cấp bằng Kỹ Sư Kỹ Thuật Y Sinh và Thạc Sĩ Kỹ Thuật Y Sinh hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Bộ môn KTYS được thành lập vào năm 2009. Hoạt động nghiên cứu của Bộ môn tập trung vào việc thiết kế và ứng dụng thiết bị y tế để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của đất nước cũng như vào những hướng phát triển khoa học kỹ thuật tiên tiến để các thành viên có thể dể dàng và nhanh chóng hội nhập vào và tạo chổ đứng trong cộng đồng khoa học quốc tế. Do đó Bộ môn kết hợp chặt chẽ mối quan hệ giữa giáo dục, nghiên cứu và kinh thầu (entrepreneurship). Cụ thể là sự kết hợp giữa đại học, bệnh viện và doanh nghiệp. Phương châm của Bộ môn là: Chất lượng cao, Bền vững và Hữu ích.
Bộ môn có 8 giảng viên tiến sĩ, tất cả đều tốt nghiệp tại các trường đại học danh tiếng nước ngoài. Giáo sư Tiến Sĩ Võ Văn Tới, Trưởng Bộ môn KTYS, Tiến sĩ ngành Vi Kỹ thuật (Micro‐Engineering) tại trường Đại Học Bách Khoa Liên bang Lausanne (Ecole Polytechnique Fédérale de Lausanne, EPFL), Thụy Sĩ. Ông đã làm thực tập Hậu Tiến sĩ trong chương trình liên kết Khoa học và Công nghệ Sức khỏe (Health Science and Technology, HST) giữa 2 trường: Đại học Harvard và Massachusetts Institute of Technology (MIT), Hoa Kỳ. Từ năm 1984 đến 2009, ông là giáo sư tại trường Bách Khoa của Đại học Tufts, Hoa Kỳ. Trong thời gian đó, ông là đồng chủ tịch của các chương trình liên kết giữa trường Bách Khoa và trường Y Khoa, cũng như giữa trường Bách Khoa với trường Nha Khoa của Đại Học Tufts. Ông là Giáo sư Thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Mắt Scheie của Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ; đã sáng lập và làm Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Mắt tại Sion, Thụy Sĩ; và đồng sáng lập ra hội ái hữu Vietnam North American Professors Network (VNAUP) để kết nối các giáo sư gốc Việt vùng Bắc Mỹ với nhau. Năm 2003, ông thành lập Bộ môn KTYS tại Đại Học Tufts. Từ năm 2004 đến 2007, ông được Tổng thống Hoa Kỳ G. Bush bổ nhiệm làm thành viên của Hội đồng Quản trị của Quỹ Giáo dục Việt Nam (Vietnam Education Foundation, VEF). VEF là một cơ quan của chính phủ Hoa Kỳ được Quốc hội thành lập năm 2003 nhằm mục đích đưa sinh viên Việt Nam đi du học Thạc Sĩ và Tiến Sĩ trong các đại học hàng đầu của Hoa Kỳ về khoa học kỹ thuật và đưa các giáo sư Hoa Kỳ sang giảng dạy trong các đại học Việt Nam. Từ năm 2007 đến 2009, Giáo sư Tới được bổ nhiệm làm Giám đốc Điều hành của VEF. Năm 2009 Giáo sư Tới từ chức ở VEF và nghỉ hưu sớm ở Tufts để trở về Việt Nam thành lập Bộ môn KTYS của trường ĐHQT.
Chương trình đào tạo Thạc Sĩ KTYS (Mã ngành đào tạo: 8520212) bằng tiếng Anh, với mục tiêu đào tạo một lực lượng nhân sự có khả năng biến hoài bảo thành tầm nhìn, biến tầm nhìn thành hiện thực. Do đó học viên sẽ đạt trình độ cao về lý thuyết, vững về thực hành, được trang bị cơ sở lý luận vững chắc, các kỹ năng tham gia, thực hành tiên tiến, và kỹ năng lãnh đạo nhóm hiệu quả. Các sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể thích nghi nhanh chóng với sự phát triển không ngừng của công nghệ cao trên thế giới và có khả năng giải quyết tốt các vấn đề kỹ thuật mới và cũ.
Các học viên tốt nghiệp có thể trở thành lãnh đạo trong ngành KTYS, Y, Dược; được giới thiệu các học bổng theo học Tiến Sĩ trong các đại học trong và ngoài nước và có khả năng giữ những vị trí sau: