Vốn ODA Nhật Bản để thực hiện các dự án phát triển hạ tầng quy mô lớn, tạo ra động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững.
Vốn ODA Nhật Bản để thực hiện các dự án phát triển hạ tầng quy mô lớn, tạo ra động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững.
Hiện nay, có 6 hình thức xuất khẩu phổ biến được các doanh nghiệp thực hiện;
– Xuất khẩu trực tiếp: là hình thức được thực hiện trực tiếp giữa 2 bên, bên mua hàng và đơn vị bán hàng sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương với nhau. Với điều kiện hợp đồng này phải tuân thủ và phù hợp với pháp luật của từng quốc gia, đồng thời đúng tiêu chuẩn của điều lệ mua bán quốc tế.
– Xuất khẩu gián tiếp: là hình thức đưa hàng hóa ra nước ngoài qua đơn vị trung gian. Với hình thức này, đơn vị có hàng sẽ ủy thác quyền cho một đơn vị thứ 3 với danh nghĩa bên nhận ủy thác để thay bạn đưa hàng hóa ra nước ngoài.
– Xuất khẩu tại chỗ: Là hình thức giao hàng tại chỗ, trên lãnh thổ Việt Nam, thay vì phải chuyển ra nước ngoài như xuất hàng hóa thông thường mà chúng ta vẫn thấy. Điều này xuất hiện khi người mua nước ngoài muốn hàng họ mua được giao cho đối tác của họ ngay tại Việt Nam.
– Gia công: là phương thức sản xuất mà công ty trong nước nhận tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu) từ công ty nước ngoài về để sản xuất hàng dựa trên yêu cầu của bên đặt hàng. Hàng hóa làm ra sẽ được bán ra nước ngoài theo chỉ định của công ty đặt hàng.
– Buôn bán đối lưu: là một hình thức trao đổi hàng hóa, người mua đồng thời là người bán và ngược lại, với lượng hàng xuất và nhập khẩu có giá trị tương đương. Hình thức này còn gọi là xuất nhập khẩu liên kết, hay hàng đổi hàng.
– Tạm xuất tái nhập: là hình thức hàng trong nước được tạm xuất ra nước ngoài và sau một thời gian nhất định lại được nhập về nước ban đầu.
Theo Luật thương mại năm 2005, điều 28, khoản 1 của nước ta nêu rõ: “Nhập khẩu hàng hóa là việc đưa hàng hóa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
Hiểu một cách đơn giản hơn thì xuất khẩu là hoạt động mua hàng hóa/dịch vụ của một quốc gia khác với tiền tệ là phương thức thanh toán chính (hay đơn giản hơn nữa là bán hàng ra nước ngoài).
Tiền tệ được trao đổi ở đây là có thể sử dụng đơn vị tiền tệ của quốc gia bán hoặc quốc gia mua hoặc sử dụng đồng tiền của quốc gia thứ ba khác để thanh toán.
Nhập khẩu thể hiện mối quan hệ giao thương gắn kết của nền kinh tế một Quốc gia với nền kinh tế Thế giới. Hoạt động này tạo điều kiện:
– Kích thích sự cạnh tranh trong nước: giữa “hàng nội” và “hàng ngoại”, tạo động lực phát triển cho các nhà sản xuất trong nước, thanh lọc bớt những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả
– Phá vỡ thế độc quyền: đảm bảo phát triển nền kinh tế thị trường
– Đáp ứng những nhu cầu trong nước: với những sản phẩm/hàng hóa đặc thù (hiện tại quốc gia nhập khẩu chưa cung ứng được)
– Tiếp nhận nền công nghệ mới: từ thế giới đồng thời nâng cao trình độ của các doanh nghiệp trong nước
– Tạo điều kiện giao lưu phát triển của nền kinh tế quốc tế
Hiện tại, các hoạt động nhập khẩu được thực hiện theo 5 hình thức chính:
– Nhập khẩu trực tiếp: là hình thức được thực hiện trực tiếp giữa 2 bên, người mua và người bán hàng hóa trực tiếp giao dịch với nhau, quá trình mua và bán không hề ràng buộc lẫn nhau.
– Nhập khẩu gián tiếp: là hình thức đưa hàng hóa vào một quốc gia qua đơn vị trung gian. Với hình thức này, đơn vị mua hàng sẽ ủy thác quyền cho một đơn vị thứ 3 với danh nghĩa bên nhận ủy thác để thay bạn đưa hàng hóa vào Việt Nam.
– Gia công: là hình thức mà bên nhận gia công của một nước nhập khẩu nguyên vật liệu từ người thuê gia công ở nước ngoài, theo hợp đồng gia công đã ký kết.
– Buôn bán đối lưu: là một hình thức trao đổi hàng hóa, người mua đồng thời là người bán và ngược lại. Hàng hóa và dịch vụ này được đổi lấy hàng hóa và dịch vụ khác có giá trị tương đương
– Tạm nhập tái xuất: là hàng hóa chỉ tạm thời đưa vào lãnh thổ Việt Nam rồi sau đó hàng sẽ được xuất sang nước thứ 3.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn ý nghĩa và vai trò của các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu đối với sự phát triển kinh tế của một đất nước.