Đông Nam Á

Đông Nam Á

Đăng ký Trang Vàng giúp bạn QUẢNG BÁ DOANH NGHIỆP và tiếp cận với KHÁCH HÀNG - ĐỐI TÁC - CÁC NHÀ MUA LỚN khi họ tìm kiếm nhà các nhà cung cấp dịch vụ trên Trang Vàng.

Đăng ký Trang Vàng giúp bạn QUẢNG BÁ DOANH NGHIỆP và tiếp cận với KHÁCH HÀNG - ĐỐI TÁC - CÁC NHÀ MUA LỚN khi họ tìm kiếm nhà các nhà cung cấp dịch vụ trên Trang Vàng.

Khu vực Đông Nam Á bao gồm mấy bộ phận?

Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía Đông Nam châu Á, là nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a. Đông Nam Á bao gồm một hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo đan xen giữa các biển và vịnh biển rất phức tạp.

Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa lý quan trọng, đây là nơi giao thoa giữa nhiều nền văn hóa lớn

Vậy thì Khu vực Đông Nam Á bao gồm mấy bộ phận?

Đông Nam Á gồm 02 bộ phận là đất liền và hải đảo:

Phần đất liền của Đông Nam Á mang tên là bán đảo Trung Ấn, Sở dĩ phần đất liền của Đông Nam Á mang tên bán đảo Trung Ấn vì nằm giữa hai nước Trung Quốc và Ấn Độ. Phần hải đảo có tên chung là quần đảo Mã Lai với trên một vạn đảo lớn nhỏ.

Phần đất liền của Đông Nam Á bao gồm các nước sau: Việt Nam, Lào,Campuchia, Thái Lan, Myanmar và phía tây Malaysia.

Khu vực Đông Nam Á bao gồm bao nhiêu bộ phận? Vị trí của Đông Nam Á? Đông Nam Á có bao nhiêu Quốc gia? (Hình từ Internet)

ASEAN và các Quốc gia thành viên sẽ hoạt động theo các nguyên tắc nào?

Tại Điều 2 Hiến chương ASEAN 2007 có nêu rõ nguyên tắc hoạt động của ASEAN và các Quốc gia thành viên như sau:

- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên;

- Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực;

- Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế;

- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình;

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN;

- Tôn trọng quyền của các Quốc gia thành viên được quyết định vận mệnh của mình mà không có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài;

- Tăng cường tham vấn về các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN;

- Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến;

- Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và công bằng xã hội;

- Đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế mà các Quốc gia thành viên đã tham gia

- Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất kỳ một Quốc gia thành viên ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các Quốc gia thành viên ASEAN;

- Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng;

- Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội với bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử; và

- Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, và giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền kinh tế do thị trường thúc đẩy

Địa chỉ: 36 Nguyễn Thuật, P. Hòa An, Q. Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng

Số GPKD LH Quốc tế: 48-392/2023/CDLQGVN-GPLHQT

Địa chỉ: Tầng 2, 25 Đào Duy Anh, P. 9, Phú Nhuận, TP. HCM

Địa chỉ: 37 Ngõ 2 Ngô Gia Khảm, Long Biên, Hà Nội

Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo, Dương Đông, Phú Quốc

Startravel sẽ liên hệ ngay đến Quý khách!

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Danh sách các quốc gia Đông Nam Á theo một số cơ sở dữ liệu về địa lý lãnh thổ, dân số, kinh tế và chính trị là 1 bảng thống kê tóm tắt các số liệu và thông tin về diện tích, tỉ lệ mặt nước, dân số, mật độ dân số, tổng sản phẩm quốc nội, GDP/người, chỉ số phát triển con người, tiền tệ, thủ đô. thành phố lớn nhất và hệ thống chính trị quốc gia của 11 nước thuộc Đông Nam Á. Các thành phần dữ liệu được thống kê đa phần trong năm 2009, riêng tổng diện tích được cung cấp bởi Liên Hợp Quốc - 2007, tỉ lệ mặt nước được lấy từ nguồn The World Factbook, Chỉ số phát triển con người HDI được cung cấp bởi Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc UNDP - 2009, các cơ sở dữ liệu kinh tế và tiền tệ được cung cấp bởi các tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Ngân hàng thế giới WB, The World Factbook đều từ năm 2009. Các thông tin về chính trị được cập nhật đến tháng 2/2011 (Quốc hội, Chính phủ...).

Đông Nam Á là 1 khu vực chiến lược về kinh tế và chính trị, trên con đường biển giao thương giữa Đông và Tây, nằm ở phía Đông Nam của châu Á. Theo các khái niệm của Liên Hợp Quốc và các tổ chức thế giới, Đông Nam Á gồm có 11 quốc gia, trong đó có 10 quốc gia là thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN và quốc gia còn lại là quan sát viên của tổ chức này (Đông Timor).

Mục tiêu của hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN là gì?

Căn cứ tại Điều 1 Hiến chương ASEAN 2007 có nêu rõ mục tiêu của hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN như sau:

- Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định và tăng cường hơn nữa các giá trị hướng tới hòa bình trong khu vực;

- Nâng cao khả năng tự cường khu vực thông qua đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội;

- Duy trì Đông Nam Á là một Khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác;

- Đảm bảo rằng nhân dân và các Quốc gia thành viên ASEAN được sống hoà bình với toàn thế giới nói chung trong một môi trường công bằng, dân chủ và hoà hợp;

- Xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất với sự ổn định, thịnh vượng, khả năng cạnh tranh và liên kết kinh tế cao, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, bao gồm sự chu chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ và dòng đầu tư; di chuyển thuận lợi của các doanh nhân, những người có chuyên môn cao, những người có tài năng và lực lượng lao động, và sự chu chuyển tự do hơn các dòng vốn;

- Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau;

- Tăng cường dân chủ, thúc đẩy quản trị tốt và pháp quyền, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, với sự tôn trọng thích đáng các quyền và trách nhiệm của các Quốc gia thành viên ASEAN;

- Đối phó hữu hiệu với tất cả các mối đe dọa, các loại tội phạm xuyên quốc gia và các thách thức xuyên biên giới, phù hợp với nguyên tắc an ninh toàn diện;

- Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tính bền vững của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn di sản văn hóa và chất lượng cuộc sống cao của người dân khu vực;

- Phát triển nguồn nhân lực thông qua hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo lâu dài, trong khoa học và công nghệ, để tăng cường quyền năng cho người dân ASEAN và thúc đẩy Cộng đồng ASEAN;

- Nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân ASEAN thông qua việc tạo điều kiện để họ tiếp cận bình đẳng các cơ hội về phát triển con người, phúc lợi và công bằng xã hội;

- Tăng cường hợp tác trong việc xây dựng cho người dân ASEAN một môi trường an toàn, an ninh và không có ma túy;

- Thúc đẩy hình thành một ASEAN hướng về nhân dân, trong đó khuyến khích mọi thành phần xã hội tham gia và hưởng lợi từ tiến trình liên kết và xây dựng cộng đồng ASEAN;

- Đề cao bản sắc ASEAN thông qua việc nâng cao hơn nữa nhận thức về sự đa dạng văn hoá và các di sản của khu vực; và

- Duy trì vai trò trung tâm và chủ động của ASEAN như là động lực chủ chốt trong quan hệ và hợp tác với các đối tác bên ngoài trong một cấu trúc khu vực mở, minh bạch và thu nạp.