Web Phim Điện Ảnh Việt Nam

Web Phim Điện Ảnh Việt Nam

Theo đó, Viện Phim Việt Nam sẽ chiếu bộ phim Dòng sông hoa trắng (sản xuất năm 1989) ngày 11/12; Cây bạch đàn vô danh (sản xuất năm 1994) ngày 12/12 và Người đàn bà mộng du (sản xuất 2003) ngày 13/12 tại Rạp chiếu phim Ngọc Khánh, Viện Phim Việt Nam - 523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.

Theo đó, Viện Phim Việt Nam sẽ chiếu bộ phim Dòng sông hoa trắng (sản xuất năm 1989) ngày 11/12; Cây bạch đàn vô danh (sản xuất năm 1994) ngày 12/12 và Người đàn bà mộng du (sản xuất 2003) ngày 13/12 tại Rạp chiếu phim Ngọc Khánh, Viện Phim Việt Nam - 523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.

bộ phim đáng quên của điện ảnh Việt trong năm 2020

Năm 2020 là cơ hội để điện ảnh Việt Nam vươn lên khi Hollywood vẫn đang loay hoay vì dịch bệnh. Song, vẫn có nhiều bộ phim nước nhà ra rạp khiến cho người xem ngao ngán.

Bí mật đảo Linh Xà: Có sự góp mặt của ê-kíp người Hong Kong, nhưng Bí mật đảo Linh Xà rốt cuộc trở thành một trong những thảm họa điện ảnh đáng quên nhất năm nay. Phim sở hữu kịch bản nhảm nhí đến độ khó tin. Đảo Linh Xà tưởng chừng bí ẩn thì được tìm ra chỉ bằng việc… dò bản đồ trên iPad. Trong khi đó, các nhân vật dành phần lớn thời gian để khoe thân hoặc tán tỉnh nhau qua các câu thoại kém duyên. Không những thế, kỹ thuật làm phim còn vô cùng tệ hại với phần kỹ xảo giả tạo, cắt cảnh rời rạc.

30 chưa phải Tết: Trước khi ra rạp, 30 chưa phải Tết từng được kỳ vọng sẽ cùng Gái già lắm chiêu 3 tạo nên cuộc đua “song mã” cán mốc doanh thu 100 tỷ đồng. Bộ phim có sự góp mặt của hai cái tên ăn khách Trường Giang và Mạc Văn Khoa, cùng đề tài vòng lặp thời gian thú vị. Song, tác phẩm nhanh chóng hụt hơi trên đường đua phim Tết bởi nội dung rối rắm và phi lý. Phim cũng chẳng thể rạch ròi giữa hài hước và tình cảm khiến mọi thứ đều chơi vơi.

Tiền nhiều để làm gì?: Ngay cả những cái tên gạo cội như Phước Sang, Công Ninh, Lê Quốc Nam cũng chẳng thể cứu được phần kịch bản thảm họa của Tiền nhiều để làm gì?. Phim cố tình chọc cười khán giả bằng những mảng miếng cũ kỹ và lê thê. Trong khi đó, hình ảnh Thần chết mới lạ bị phí hoài bởi hàng loạt tình tiết đầy mâu thuẫn. Ý nghĩa về nạn chặt phá rừng xuất hiện rồi biến mất qua một vài câu thoại sáo rỗng.

Sắc đẹp dối trá: Nội dung Sắc đẹp dối trá có nhiều nét tương đồng với cuộc đời Hương Giang. Song, cô cũng chính là người phá hoại tác phẩm bởi diễn xuất còn gượng gạo và non nớt. Không những thế, nữ ca sĩ còn đưa ra thông điệp sai lệch về người chuyển giới khi khẳng định nhân vật không hề sai dù đi thi hoa hậu sau khi qua “dao kéo”. Cùng với đó là phần kịch bản vô lý đến khó chấp nhận khiến người xem lắc đầu ngao ngán.

Cuốc xe nửa đêm: Thay vì tập trung khai thác câu chuyện tình cảm của những người dưới đáy xã hội, Cuốc xe nửa đêm lại ôm đồm thêm tuyến hành động, trinh thám một cách khó hiểu. Bộ phim xây dựng thế giới ngầm nhạt nhẽo với những tay đòi nợ thuê chỉ biết ra oai nhưng chẳng thể làm được việc gì cho ra hồn. Áp lực mưu sinh của các nhân vật bị ngó lơ để nhường chỗ cho nhiều đoạn hồi tưởng rời rạc, những âm mưu nhạt nhẽo chẳng ăn nhập gì với nhau.

Tôi là não cá vàng: Là tác phẩm điện ảnh Việt đầu tiên chào sân sau hơn một tháng giãn cách xã hội, nhưng Tôi là não cá vàng chỉ mang đến nỗi thất vọng. Phim là chuỗi tình tiết không đầu không cuối khai thác căn bệnh mất trí nhớ của Huyền (Khánh Hiền) mà chẳng có mục đích cụ thể. Các nhân vật cứ thể rượt đuổi nhau, nhớ nhớ quên quên không tuân theo bất cứ quy tắc nào. Sự góp mặt của Thu Trang hay Kiều Minh Tuấn bị phí hoài bởi lối xây dựng nhân vật hời hợt.

Đỉnh mù sương: Sự góp mặt của dàn sao võ thuật như Peter Phạm, Simon Kook hay Trương Đình Hoàng không thể cứu được phần kịch bản cũ kỹ và rập khuôn của Đỉnh mù sương. Các sự kiện trong phim vừa sơ sài, nhạt nhẽo, vừa phi lý đến mức kỳ cục. Các biên kịch dường như chỉ quan tâm các sự kiện chính rồi thêm thắt tình tiết cho có mà không quan tâm kết quả ra sao. Thậm chí, phần hành động của tác phẩm cũng không đạt đến những gì người xem kỳ vọng.

Thang máy: Thang máy sở hữu ý tưởng thú vị xoay quanh một urban legend (truyền thuyết đô thị). Phim xây dựng khá tốt bối cảnh bệnh viện bỏ hoang u ám và ngột ngạt. Song, những thế mạnh kể trên chẳng hù dọa được ai bởi nội dung phi lý và rối rắm. Cả bộ phim, Trang (Yu Dương) chỉ biết ôm đầu khóc lóc tạo ra những trường đoạn dài lê thê chẳng chút cảm xúc. Ấy vậy mà cô vẫn dễ dàng vượt qua mọi thử thách chỉ vì là nhân vật chính.

Chồng người ta: Sở hữu ý tưởng tốt khi nói về gánh nặng của người đồng tính trước ánh mắt kỳ thị của xã hội, Chồng người ta rốt cuộc trở thành nồi lẩu thập cẩm bởi kịch bản quá ôm đồm. Thay vì tập trung vào góc khuất của Cường (Trịnh Xuân Nhản), tác phẩm lại lan man sang thể loại tình cảm học đường, âm mưu trả thù... Đó là chưa kể kết phim đã phá nát toàn bộ câu chuyện được xây dựng trước đó.

Hoa phong nguyệt vũ: Đạo diễn Phạm Thanh Hải ít nhiều dũng cảm khi xây dựng Hoa phong nguyệt vũ dựa trên góc nhìn của một con nghiện. Song, phim thiếu câu chuyện gốc đủ mạnh để kết nối tất cả. Mọi thứ trong phim diễn ra rối rắm, rời rạc. Những nút thắt được thêm vào càng khiến tác phẩm trở nên phi lý và khó hiểu. Phần kỹ thuật và diễn xuất tệ hại càng biến Hoa phong nguyệt vũ trở thành một tác phẩm đáng quên.

phim Việt thảm họa 2020 Bí mật đảo Linh Xà Sắc đẹp dối trá Hoa phong nguyệt vũ