Dưới góc độ pháp lý, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có thể hình dung là quan hệ pháp luật phát sinh giữa người thu thuế là Nhà nước, và người nộp thuế là cá nhân, tổ chức có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Vậy thuế xuất khẩu, nhập khẩu có vai trò gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Dưới góc độ pháp lý, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có thể hình dung là quan hệ pháp luật phát sinh giữa người thu thuế là Nhà nước, và người nộp thuế là cá nhân, tổ chức có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Vậy thuế xuất khẩu, nhập khẩu có vai trò gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Hiện tại, các hoạt động nhập khẩu được thực hiện theo 5 hình thức chính:
– Nhập khẩu trực tiếp: là hình thức được thực hiện trực tiếp giữa 2 bên, người mua và người bán hàng hóa trực tiếp giao dịch với nhau, quá trình mua và bán không hề ràng buộc lẫn nhau.
– Nhập khẩu gián tiếp: là hình thức đưa hàng hóa vào một quốc gia qua đơn vị trung gian. Với hình thức này, đơn vị mua hàng sẽ ủy thác quyền cho một đơn vị thứ 3 với danh nghĩa bên nhận ủy thác để thay bạn đưa hàng hóa vào Việt Nam.
– Gia công: là hình thức mà bên nhận gia công của một nước nhập khẩu nguyên vật liệu từ người thuê gia công ở nước ngoài, theo hợp đồng gia công đã ký kết.
– Buôn bán đối lưu: là một hình thức trao đổi hàng hóa, người mua đồng thời là người bán và ngược lại. Hàng hóa và dịch vụ này được đổi lấy hàng hóa và dịch vụ khác có giá trị tương đương
– Tạm nhập tái xuất: là hàng hóa chỉ tạm thời đưa vào lãnh thổ Việt Nam rồi sau đó hàng sẽ được xuất sang nước thứ 3.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn ý nghĩa và vai trò của các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu đối với sự phát triển kinh tế của một đất nước.
Giống như bất kỳ loại thuế nào, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng thể hiện ba vai trò cơ bản:
+ Một là, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước bởi đây là
+ Hai là, điều tiết hoạt động kinh tế.
+ Ba là, hướng dẫn tiêu dùng trong xã hội.
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu có các vai trò trên là bởi thuế này là cơ sở để nhà nước kiểm soát được số lượng, chất lượng và tác động của hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu đối với thị trường Việt Nam.
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đánh vào các hàng hoá xuất, nhập khẩu và sau đó được cấu thành trong giá cả của hàng hoá xuất, nhập khẩu nên loại thuế này còn có một vai trò đặc thù đó là bảo hộ nền sản xuất trong nước và chống lại xu hướng cạnh tranh không cân sức giữa hàng hóa trong nước với hàng hoá ngoại nhập. Có thể hiểu rõ hơn về vai trò này trên 02 khía cạnh:
+ Một là, đối với hàng hoá nhập khẩu, do bị đánh thuế nhập khẩu nên về lý thuyết, giá cả của loại hàng hoá này trên thị trường nước nhập khẩu sẽ tăng lên, trong khi đó các hàng hóa được sản xuất trong nước do không phải chịu thuế nhập khẩu (hoặc chỉ phải chịu thuế nhập khẩu cho phần nguyên liệu hay máy móc nhập khẩu) nên giá thành sản phẩm của loại hàng hoá này có xu hướng rẻ hơn và do đó có sức cạnh tranh lớn hơn đối với hàng ngoại nhập.
Điều này cho thấy việc đánh thuế nhập khẩu thực chất là một biện pháp để bảo hộ nền sản xuất trong nước, khi Chính phủ nhận thấy những bất lợi nghiêng về phía các hàng hóa được sản xuất từ các doanh nghiệp trong nước.
+ Hai là, đối với hàng xuất khẩu, do bị đánh thuế xuất khẩu nên việc tiêu thụ các hàng hoá này ở thị trường nước ngoài trở nên khó khăn hơn so với thị trường nội địa và khi đó, các hàng hoá này có xu hướng sẽ được tiêu thụ trong nước. Bằng cách này, Nhà nước đã bảo hộ một cách hữu hiệu cho thị trường tiêu thụ trong nước.
Mặt khác, khi Nhà nước muốn khuyến khích xuất khẩu nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hoá do nước mình sản xuất khi chúng được tiêu thụ trên thị trường nước ngoài thì thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu sẽ được quy định giảm đi, thậm chí là bằng không.
Việc Nhà nước giảm thuế xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh tốt hơn cho loai hàng hoá này trên thị trường quốc tế, so với hàng hóa cùng loại của những nước khác đang lưu thông trên thị trường.
Như vậy, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không những đóng vai trò giống như những sắc thuế khác mà còn có một vai trò quan trọng đặc biệt khác là bảo hộ nền sản xuất trong nước.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Bill of lading trong xuất nhập khẩu là chứng từ vô cùng quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng hóa, vì vậy bill of lading có vai trò vô cùng đặc biệt khi giao nhận hàng hóa. Để biết rõ về vai trò của Bill of lading, và sử dụng bill of lading hiệu quả, trước tiên bạn cần biết bill of lading là gì?
Vận đơn Bill of lading (B/L) thường được gọi tắt bill là vận đơn vận chuyển hàng hóa, được xem như là một hợp đồng chứng nhận cho việc nhận hàng hóa vận chuyển và người vận chuyển xác nhận cho người gửi hàng và là chứng từ để nhận hàng tại cảng đích, đặc biệt là trong vận chuyển đường biển.
Có thể hiểu một cách đơn giản hơn Vận đơn là chứng từ do người vận chuyển hoặc đại diện được ủy quyền của người vận chuyển (thuyền trưởng, đại lý) ký phát cho người gửi hàng, trong đó xác nhận việc nhận hàng để vận chuyển từ cảng khởi hành đến cảng đích.
Như vậy có thể ngầm hiểu rằng vận đơn được dùng cho vận tải đường biển, phân biệt với vận đơn hàng không (Airway Bill) dùng cho trường hợp hàng hóa được vận chuyển bằng máy bay.
Hiện nay, có 6 hình thức xuất khẩu phổ biến được các doanh nghiệp thực hiện;
– Xuất khẩu trực tiếp: là hình thức được thực hiện trực tiếp giữa 2 bên, bên mua hàng và đơn vị bán hàng sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương với nhau. Với điều kiện hợp đồng này phải tuân thủ và phù hợp với pháp luật của từng quốc gia, đồng thời đúng tiêu chuẩn của điều lệ mua bán quốc tế.
– Xuất khẩu gián tiếp: là hình thức đưa hàng hóa ra nước ngoài qua đơn vị trung gian. Với hình thức này, đơn vị có hàng sẽ ủy thác quyền cho một đơn vị thứ 3 với danh nghĩa bên nhận ủy thác để thay bạn đưa hàng hóa ra nước ngoài.
– Xuất khẩu tại chỗ: Là hình thức giao hàng tại chỗ, trên lãnh thổ Việt Nam, thay vì phải chuyển ra nước ngoài như xuất hàng hóa thông thường mà chúng ta vẫn thấy. Điều này xuất hiện khi người mua nước ngoài muốn hàng họ mua được giao cho đối tác của họ ngay tại Việt Nam.
– Gia công: là phương thức sản xuất mà công ty trong nước nhận tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu) từ công ty nước ngoài về để sản xuất hàng dựa trên yêu cầu của bên đặt hàng. Hàng hóa làm ra sẽ được bán ra nước ngoài theo chỉ định của công ty đặt hàng.
– Buôn bán đối lưu: là một hình thức trao đổi hàng hóa, người mua đồng thời là người bán và ngược lại, với lượng hàng xuất và nhập khẩu có giá trị tương đương. Hình thức này còn gọi là xuất nhập khẩu liên kết, hay hàng đổi hàng.
– Tạm xuất tái nhập: là hình thức hàng trong nước được tạm xuất ra nước ngoài và sau một thời gian nhất định lại được nhập về nước ban đầu.
Theo Luật thương mại năm 2005, điều 28, khoản 1 của nước ta nêu rõ: “Nhập khẩu hàng hóa là việc đưa hàng hóa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
Hiểu một cách đơn giản hơn thì xuất khẩu là hoạt động mua hàng hóa/dịch vụ của một quốc gia khác với tiền tệ là phương thức thanh toán chính (hay đơn giản hơn nữa là bán hàng ra nước ngoài).
Tiền tệ được trao đổi ở đây là có thể sử dụng đơn vị tiền tệ của quốc gia bán hoặc quốc gia mua hoặc sử dụng đồng tiền của quốc gia thứ ba khác để thanh toán.
Nhập khẩu thể hiện mối quan hệ giao thương gắn kết của nền kinh tế một Quốc gia với nền kinh tế Thế giới. Hoạt động này tạo điều kiện:
– Kích thích sự cạnh tranh trong nước: giữa “hàng nội” và “hàng ngoại”, tạo động lực phát triển cho các nhà sản xuất trong nước, thanh lọc bớt những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả
– Phá vỡ thế độc quyền: đảm bảo phát triển nền kinh tế thị trường
– Đáp ứng những nhu cầu trong nước: với những sản phẩm/hàng hóa đặc thù (hiện tại quốc gia nhập khẩu chưa cung ứng được)
– Tiếp nhận nền công nghệ mới: từ thế giới đồng thời nâng cao trình độ của các doanh nghiệp trong nước
– Tạo điều kiện giao lưu phát triển của nền kinh tế quốc tế