Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm:
Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 4089/QĐ-BQP năm 2023 quy định thủ tục đăng ký nghĩa vụ uân sự lần đầu mới nhất năm 2023 như sau:
Bước 1: Trước thời hạn 10 ngày, tính đến ngày đăng ký nghĩa vụ quân sự, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân. Trường hợp: cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân.
Bước 2: Sau khi nhận được Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện) công dân có trách nhiệm đến Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là Ban Chỉ huy quân sự cấp xã) để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Bước 3: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm đối chiếu bản gốc giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc giấy khai sinh; hướng dẫn công dân kê khai Phiếu tự khai sức khỏe nghĩa vụ quân sự, đăng ký các thông tin cần thiết của công dân vào Sổ danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ và chuyển Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân ngay sau khi đăng ký
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sau:
Theo đó, thẩm quyền gọi công nhân nhập ngũ được thực hiện theo quy định trên.
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];
- Luật sư Nguyễn Hồng Lĩnh (Đoàn luật sư TP.HCM) trả lời:
Luật sư Nguyễn Hồng Lĩnh
Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự:
- Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ.
- Độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 đến hết 25 tuổi.
- Công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn sinh tháng 3-1997, như vậy vẫn còn nằm trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự.
Đến tháng 3-2025 bạn mới hết 27 tuổi (đủ 28 tuổi) thì mới hết độ tuổi gọi nhập ngũ.
Bên cạnh đó theo quy định tại khoản 4 điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, thời gian khám sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức bắt đầu từ ngày 1-11-2024 đến hết ngày 31-12-2024.
Do đó, địa phương gửi giấy gọi khám sức khỏe là đúng quy định của pháp luật và bạn phải chấp hành lệnh gọi trở về địa phương thực hiện khám sức khỏe.
Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế... chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected]
Sau khi đã giải đáp thắc mắc cho các bạn về nghĩa vụ quân sự là gì? Tiếp theo trong nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cho bạn đi nghĩa vụ quân sự làm những gì?
Phục vụ tại ngũ là phải thực hiện các công việc được giao nhiệm vụ trong quân đội, sẽ tùy thuộc vào vị trí và đơn vị được tiếp nhận.
Trong thời bình, thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ là 24 tháng.
Ngoài ra, thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan , binh sĩ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 6 tháng trong những trường hợp dưới đây:
- Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
- Đang thực hiện nhiệm vụ trong việc phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
Bên cạnh đó, nếu trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thì thời hạn phục vụ tại ngũ của các hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
Khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, nếu các hạ sĩ quan, binh sĩ có trình độ chuyên môn kỹ thuật sẽ được ưu tiên sử dụng vào những vị trí công tác phù hợp với nhu cầu của quân đội theo quy định.
Thêm nữa, sau khi hết thời gian phục vụ tại ngũ theo quy định, xét thấy có đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của quân đội, nếu hạ sĩ quan, binh sĩ tự nguyện đồng thời quân đội cũng có yêu cầu thì được tuyển chọn sang phục vụ theo chế độ của sĩ quan, quân dân chuyên nghiệp hoặc là công nhân, viên chức quốc phòng theo luật pháp quy định.
Trong phục ngạch dự bị thì hạ sĩ quan, binh sĩ được chia thành hạ sĩ quan, binh sĩ hạng một và hạ sĩ quan, binh sĩ hạng hai.
Việc huấn luyện đối với những hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một, cụ thể:
- Với tổng thời gian không quá 12 tháng phải tham gia huấn luyện và diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên cũng như sẵn sàng chiến đấu trong đơn vị dự bị động viên
- Hằng năm, số lượng hạ sĩ quan và binh sĩ dự bị hạng một sẽ được gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu theo thủ tướng Chính phủ quyết định
- Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ quyết định: phân bổ chỉ tiêu cho các đơn vị quân đội; quy định số lần và thời gian huấn luyện của mỗi lần; quy định giữa các lần huấn luyện, được gọi các hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị tập trung để kiểm tra sẵn sàng động viên và sẵn sàng chiến đấu trong thời gian không quá 07 ngày.
Nếu trường hợp cần thiết thì được quyền giữ hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị ở lại huấn luyện thêm không quá 02 tháng nhưng tổng số thời gian không vượt quá thời gian quy định đã được nêu rõ tại điểm a khoản 1 Điều này.
Còn việc huấn luyện đối với binh sĩ dự bị hạng hai do Chính phủ quy định chi tiết cụ thể trong Nghị định 14/2016/NĐ-CP tại chương IV:
Huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai phải đúng đối tượng, đủ số lượng và thời gian, đúng nội dung, chương trình quy định cho từng đối tượng; phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng lực lượng dự bị động viên và sẵn sàng chiến đấu của Quân đội nhân dân.
Ngoài ra, những hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị đã được biên chế vào đơn vị dự bị động viên trước khi tập trung huấn luyện, diễn tập đều được kiểm tra sức khỏe
Trên đây là toàn bộ là những giáp đáp về nghĩa vụ quân sự là gì? Độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn.
Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được giải đáp, hỗ trợ.