Trang thông tin điện tử trường Chính trị tỉnh Ninh Bình Địa chỉ: Phường Bích Đào - Thành Phố Ninh Bình. Điện thoại: (0229) 3 871 141 Email: [email protected] hoặc [email protected]
Trang thông tin điện tử trường Chính trị tỉnh Ninh Bình Địa chỉ: Phường Bích Đào - Thành Phố Ninh Bình. Điện thoại: (0229) 3 871 141 Email: [email protected] hoặc [email protected]
Trung tâm dịch vụ hành chính công là điểm tập trung các hoạt động nhằm đáp ứng và hỗ trợ quyền lợi, nghĩa vụ cơ bản, và những lợi ích chung quan trọng của công dân và tổ chức. Các dịch vụ này được thực hiện bởi cơ quan nhà nước trực tiếp hoặc thông qua việc ủy quyền cho một số cơ sở bên ngoài nhà nước.
Theo Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Dịch vụ hành chính công là các hoạt động liên quan đến việc thực thi pháp luật, không có mục tiêu thu lợi, được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới dạng các loại tài liệu pháp lý hoặc thông báo kết quả thực hiện trong các lĩnh vực được quản lý bởi cơ quan đó.
Ví dụ về các dịch vụ hành chính công bao gồm thủ tục cấp giấy khai sinh, giấy phép, giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, xử phạt hành chính, hoạt động thanh tra hoặc kiểm tra hành chính, và nhiều dịch vụ khác…
Trên đây là những thông tin cơ bản về địa chỉ liên hệ, thẩm quyền và các thông tin liên quan đến dịch vụ Luật sư tư vấn về Trung tâm hành chính công. Để hiểu rõ hơn về việc thực hiện các thủ tục nêu trên vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật qua HOTLINE 1900 6706 của Luật Quang Huy để biết thêm thông tin chi tiết.
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng cao hơn, đặc biệt đối với những người lao động. Bởi vì sức khỏe của người lao động là một trong những nguyên nhân chính góp phần nâng cao năng suất lao động trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Vậy hiện nay, quy định về việc khám sức khỏe cho người lao động trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được quy định như thế nào? Chi phí khám sức khỏe ra sao? Sau đây là một vài nội dung cụ thể:
- Thứ nhất, về quyền được khám sức khỏe định kỳ của người lao động:
Điều 152, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về chăm sóc sức khỏe cho người lao động như sau:
1. Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động.
2. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
3. Người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải được khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế.
4. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động đúng theo quy định của pháp luật.
5. Người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động.
6. Người sử dụng lao động phải quản lý hồ sơ sức khoẻ của người lao động và hồ sơ theo dõi tổng hợp theo quy định của Bộ Y tế.
7. Người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc, khử trùng.
Theo Điều 21. Luật An toàn vệ sinh lao động có quy định như sau:
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
- Thứ hai, về chi phí khám sức khỏe cho người lao động:
Cũng theo Khoản 5, Điều 21, Luật An toàn vệ sinh lao động có quy định:
Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 21 được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
Điều này có nghĩa là tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động làm việc tại công ty của mình và phải trả toàn bộ số tiền cho hoạt động khám sức khỏe định kỳ sau đó sẽ hạch toán vào chi phí doanh nghiệp. Như vậy, khi tham gia khám sức khỏe định kỳ, người lao động không phải mất bất kỳ một chi phí nào. Đây là quyền lợi được hưởng và hoàn toàn miễn phí đối với người lao động./.
ThS. Trần Cảnh - Phòng NCKH-TT-TL
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bình Định làm việc vào tất cả các ngày trong tuần, từ thứ Hai đến thứ Sáu (Trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định).
Thời gian giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính tại Trung tâm được tính kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Đối với những thủ tục hành chính được quy định thời gian giải quyết trong ngày nhưng hồ sơ tiếp nhận sau 15 giờ thì được trả kết quả vào ngày làm việc tiếp theo.
Thời gian tiếp nhận và trả kết quả:
Mùa hè: Buổi sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút, Buổi chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.
Mùa đông: Buổi sáng từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ, Buổi chiều từ 13 giờ đến 16 giờ 30 phút.
Trung tâm hành chính công Tỉnh Bình Phước được đặt tại: phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
Trung tâm có chức năng làm đầu mối tập trung và chịu trách nhiệm trong việc tiếp nhận, hướng dẫn và giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân theo quy định; phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.