Quy Định Về Tự Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa

Quy Định Về Tự Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa

Quy định Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO (Certificate of Origin) là các quy tắc, quy chuẩn và quy định pháp lý quy định về việc xác nhận và cấp CO cho hàng hóa xuất khẩu từ một quốc gia nhằm xác định nguồn gốc và xuất xứ của hàng hóa đó. Quy định về CO có mục đích đảm bảo tính công bằng cạnh tranh, đảm bảo chất lượng hàng hóa, và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Hiểu rõ tầm quan trọng trong quy định CO, TACA sẽ gửi đến quý doanh nghiệp những thông tin chi tiết nhất về quy định Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thông qua bài viết dưới đây:

Quy định Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO (Certificate of Origin) là các quy tắc, quy chuẩn và quy định pháp lý quy định về việc xác nhận và cấp CO cho hàng hóa xuất khẩu từ một quốc gia nhằm xác định nguồn gốc và xuất xứ của hàng hóa đó. Quy định về CO có mục đích đảm bảo tính công bằng cạnh tranh, đảm bảo chất lượng hàng hóa, và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Hiểu rõ tầm quan trọng trong quy định CO, TACA sẽ gửi đến quý doanh nghiệp những thông tin chi tiết nhất về quy định Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thông qua bài viết dưới đây:

Quy định về kiểm tra xuất xứ hàng hóa

Kiểm tra xuất xứ hàng hóa là một hoạt động quan trọng trong quản lý ngoại thương. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tiến hành kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Bao gồm cả việc kiểm tra cơ quan được Bộ trưởng bộ Công thưỡng ủy quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ và việc thương nhân được Bộ trưởng Bộ Công thương đồng bằng văn bản cho phép thương nhân tự mình cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Ngoài ra, trách nhiệm kiểm tra xuất xứ hàng hóa còn được giao cho Bộ Tài chính. Bộ Tài chính có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật về Hải quan.

Công tác kiểm tra xuất xứ hàng hóa là một trong những công việc cần được tiến hành một cách đồng bộ giữa các cơ quan, có sự phối hợp, hỗ trợ nhau. Đồng thời cần phải được triển khai áp dụng một cách đồng bộ ở nhiều địa phương để đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, đảm bảo an toàn xã hội, quyền lợi của người tiêu dùng.

Trên đây TACA đã chia sẻ đến quý doanh nghiệp toàn bộ thông tin chi tiết nhất về Quy định Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO từ đó nêu ra những lưu ý mà mỗi doanh nghiệp cần nắm vững để có cái nhìn sâu sắc hơn về CO và các quy định của nhà nước Việt Nam đã ban hành nhằm đảm bảo tính chính xác trong CO của doanh nghiệp mình góp phần giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trên con đường hội nhập quốc tế. Tuy nhiên để thực sự hoàn thiện giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO chính xác và có lợi cho doanh nghiệp lại là điều vô cùng khó khăn do quy trình xin cấp CO khá phức tạp đòi hỏi chủ doanh nghiệp cần nhanh nhạy trong việc am hiểu và tuân thủ đồng thời nhiều quy định biến động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thu thập và các minh chính xác các thông tin trong chuỗi cung ứng, từ đó, hợp tác linh hoạt giữa các nhà cung cấp với đối tác kinh doanh và các bên liên quan nhằm kiếm soát tối ưu các rủi ro gian lận cũng như chi phí và thời gian một cách hợp lý.

– Giai đoạn 1: Đánh giá khả năng xin cấp C/O

Với giai đoạn này, TACA sẽ cùng doanh nghiệp rà soát hàng hóa, chứng từ xem đơn vị đã đủ tiêu chí để được cấp C/O và được hưởng ưu đãi thuế từ FTA không?

– Giai đoạn 2: Hỗ trợ doanh nghiệp xin cấp C/O

– Giai đoạn 3: Rà soát hệ thống C/O trong vòng 5 năm gần nhất

Tất cả sẽ có trong Dịch vụ rà soát C/O với cam kết đảm bảo tuân thủ 100% theo đúng quy chuẩn của Tổng Cục Hải quan nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn & tối đa hóa mức thuế ưu đãi cho doanh nghiệp bạn!

Dịch vụ rà soát CO – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O Review)

Hoặc vui lòng liên hệ với TACAtheo Hotline CSKH: 0982 518 586

Taca Import & Export Consulting,

Quy định Giấy chứng nhận xuất xứ hàng – CO được hiểu như nào?

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO (Certificate of Origin) là một tài liệu sử dụng trong thương mại quốc tế nhằm xác định quốc gia xuất xứ của hàng hóa.

Ở Việt Nam, chứng nhận xuất xứ hàng hóa được quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật quản lý ngoại thương năm 2017 như sau:

“- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp cho thương nhân;

Theo khoản 1 Điều 32 Luật Quản lý ngoại thương 2017, khoản 2, 7 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa bao gồm:

– Giấy chứng nhận xuất xứ – CO hàng hóa dưới dạng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp cho thương nhân; Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó.

– Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân phát hành là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do thương nhân tự khai báo và cam kết về xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Công Thương chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

Quy định về quy trình khai báo và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO

Trên thực tế, thương nhân thực hiện xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bằng nhiều hình thức khác nhau, do đó, với mỗi trường hợp cụ thể, sẽ có một quy trình cấp giấy chứng nhận khác nhau. Cụ thể như sau:

a.Trường hợp thương nhân đính kèm hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền.

b.Trường hợp thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trực tiếp tại trụ sở của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

c. Trường hợp thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua bưu điện.

d. Trong trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không rõ ràng, không chứng minh được hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ, có dấu hiệu gian lận về chuyển tải, hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó.

Quy định về thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO

(1) Đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu tiên phải đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chỉ được xem xét cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi đã đăng ký hồ sơ thương nhân đầy đủ và hợp lệ theo Điều 13 Nghị định 31/2018/NĐ-CP.

(2) Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Theo Điều 16 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo những cách sau:

– Khai báo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo biểu mẫu điện tử sẵn có trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền.

– Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trực tiếp tại trụ sở của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa,

– Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua bưu điện.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP.

(3) Trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

*Trường hợp thương nhân khai báo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa điện tử, quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện theo các bước sau đây:

– Thương nhân đính kèm các chứng từ của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng điện tử. Các chứng từ này phải được thương nhân xác thực bằng chữ ký số do cơ quan có thẩm quyền cấp. Bản giấy của các chứng từ này không cần phải nộp lại cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

– Trong thời hạn 6 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ dưới dạng điện tử, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo trên hệ thống kết quả xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho thương nhân;

– Trong thời hạn 2 giờ làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được khai hoàn chỉnh và hợp lệ dưới dạng bản giấy nêu tại điểm a, b khoản 1 Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng bản giấy.

*Trường hợp thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trực tiếp tại trụ sở của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện theo các bước sau đây:

– Thương nhân nộp các chứng từ của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng bản giấy;

– Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 8 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đầy đủ và hợp lệ.

*Trường hợp thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua bưu điện thì

Thời gian trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là 24 giờ làm việc kể từ khi cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đầy đủ và hợp lệ theo ngày ghi trên bì thư

(Điều 16 Nghị định 31/2018/NĐ-CP)