Phi Công Giới Nhất Việt Nam

Phi Công Giới Nhất Việt Nam

+84 905 325 860 / +84 909 345 860

+84 905 325 860 / +84 909 345 860

Giá gạo Việt Nam cao nhất thế giới

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong phiên giao dịch 18/8, giá gạo 5% tấm của Việt Nam là 628 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất thế giới và cao hơn gạo cùng phẩm cấp của Thái Lan 16 USD/tấn.

7 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu gần 4,9 triệu tấn gạo, thu về 2,62 tỷ USD, tăng hơn 20% về lượng và tăng 31,4% về giá trị so với cùng kỳ. Hiện, cả nước còn khoảng 2,67 triệu tấn cho xuất khẩu trong 5 tháng còn lại của năm nay.

Số liệu từ Bộ NN&PTNT cho thấy, năm 2023 cả nước gieo trồng được 7,1 triệu ha, năng suất trung bình đạt 6,07 tấn/ha, sản lượng đạt trên 43,1 triệu tấn, tăng 452.000 tấn so với năm 2022.

Với sản lượng lúa dự kiến như trên, ngoài đảm bảo an ninh lương thực trong nước, chế biến, làm giống, chăn nuôi, Việt Nam có thể xuất khẩu trên 7,5 triệu tấn gạo trong năm 2023.

Tăng 50.000 ha diện tích trồng lúa đông để chớp thời cơ

Chia sẻ trên VTC News, ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, kế hoạch tăng 50.000 ha diện tích trồng lúa đông (vụ 3) ở ĐBSCL là nhằm chớp thời cơ giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu thụ tăng.

Theo tính toán, với năng suất trung bình 5,7 tấn/ha vụ ở vụ thu đông, nếu tăng thêm 50.000 ha, sẽ có thêm khoảng 325.000 tấn lúa, tương đương 200.000 tấn gạo để tăng cường xuất khẩu. Với giá xuất khẩu gạo như hiện nay, việc tăng thêm 50.000 ha lúa thu đông có thể đem về hơn 100 triệu USD.

Cũng theo lãnh đạo Cục Trồng trọt, diện tích gieo trồng lúa năm nay của nước ta khoảng 7 triệu ha, với sản lượng khoảng 43 triệu tấn thóc/năm, tương đương 27 - 28 triệu tấn gạo.

Hiện Chính phủ đã chỉ đạo tăng dự trữ nguồn gạo quốc gia và năm nay nguồn cung vụ đông - xuân 2023 - 2024 đến sớm do nhuận 1 tháng nên Việt Nam hoàn toàn yên tâm về việc đảm bảo an ninh lương thực. Do đó, lãnh đạo Cục Trồng trọt ủng hộ việc doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội để tăng cường xuất khẩu gạo.

Đầu tháng 8/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị về việc bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay.

Trong chỉ thị này, Thủ tướng yêu cầu đảm bảo mục tiêu sản xuất trên 43 triệu tấn lúa/năm; theo dõi sát diễn biến thị trường gạo khu vực và thế giới, tình hình sản xuất, sản lượng lúa, gạo theo từng chủng loại, mùa vụ trong năm để cân đối nguồn lúa, gạo phục vụ nhu cầu tiêu dùng lúa, gạo trong nước và xuất khẩu, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống.

Theo dõi, đẩy mạnh đàm phán, tháo gỡ các rào cản kỹ thuật để mở rộng thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam. Kịp thời hướng dẫn, khuyến cáo các địa phương, doanh nghiệp và các hộ nông dân tuân thủ nghiêm các quy định của Việt Nam và nước nhập khẩu.

Chủ động điều tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gạo; Kịp thời hỗ trợ người sản xuất và các thương nhân; Xử lý nghiêm các trường hợp trục lợi bất chính, đẩy giá lúa gạo lên cao...

Dựa trên dữ liệu tổng hợp của forexcurrency.us, tờ Telegraph của Anh mới đây đã công bố danh sách 10 loại tiền tệ rẻ nhất thế giới, trong đó, vị trí đầu bảng thuộc về tiền đồng Việt Nam (VND).

Theo bình luận Telegragh, một xu Anh hiện không thể mua được gì trong thời điểm hiện nay nhưng vẫn còn giá trị hơn 1 VND. Và để có được 1 bảng Anh, người ta cần có trong 33.000 đồng.

Kế đến, cũng dựa theo tỷ giá quy đổi với bảng Anh, Telegraph cũng liệt kê ra những đồng tiền có ít giá trị nhất trên thế giới:

Tuy nhiên, ngay sau khi được công bố, bảng danh sách này đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, cho rằng xếp hạng chưa đầy đủ hoặc chưa chính xác.

Có độc giả của tờ báo này đặt vấn đề vì sao không có dollar Zimbabwe bởi 100 USD có thể đổi được một xấp 100 dollar Zimbabwe dày 8-10cm! Có thời gian, 100 tỷ ZWD chỉ mua được 3 quả trứng gà. Trên thực tế, câu chuyện đó đã thuộc về một vài năm trước bởi sau một loạt điều chỉnh, tỷ giá ZWD/USD hiện chỉ 361,9.

Ngoài ra, sức mạnh của đồng tiền không hẳn dựa trên quy đổi với 1 tiền tệ khác như bảng Anh mà dựa vào sức mua hàng hoá, trao đổi quốc tế và các yếu tố khác. Chẳng hạn, không thể nói Won Hàn Quốc và Yen Nhật là những đồng tiền yếu. Trong khi nhiều quốc gia phát triển đang chật vật với lạm phát và mất giá của đồng nội tệ thì Nhật Bản lại phải đau đầu với bài toán giảm phát hàng thập kỷ và đồng Yen tăng giá liên tục khiến nước này bất lợi trong xuất khẩu.

Còn nếu quy đổi theo tỷ giá bảng Anh (GBP), thì theo thống kê của Dân trí, VND cũng không phải là đồng tiền rẻ nhất thế giới. Nếu 1 bảng Anh tương đương với gần 33.000 VND thì cần phải có hơn 3 triệu đồng Lira cũ của Thổ Nhĩ Kỳ mới đổi được 1 bảng Anh và tương ứng cũng cần phải có 39.806 Sucre của Ecuador, 39.141 Rial của Iran (các đồng tiền này đều không có trong danh sách).

Trong khi tỷ giá KRW/GBP (đồng Won Hàn Quốc) là 1.741,5 mà tiền tệ này đã được xếp vào Top 10 đồng tiền rẻ nhất thì thực tế đông Won vẫn còn đắt hơn rất nhiều đồng tiền khác. Có thể kể đến đồng Rieal của Campuchia (6.500 Riel = 1 bảng Anh), đồng Lira của Italia (2.268), đồng Franc của Malagasy (14.235,6); đồng Franc của Guinea (11.118); đồng Kwacha của Zambia (gần 8.300). Thậm chí, tỷ giá của đồng Dobra (STD) của Sao Tome và Principe so với bảng Anh còn được định giá ở mức 29.249 STD/GBP.

Đó là chưa kể một số đồng tiền khác rất yếu và đã được thay bằng đồng tiền mới với tỉ giá được rút ngắn đến hàng nghìn lần. Ví dụ, đồng Lei của Romania với 52.052,7 Lei mới đổi được 1 bảng Anh (đồng Lei mới đã được rút ngắn còn 5,2 Lei/GBP); đồng Metical (MZM) của Mozambique cũng rất rẻ với 1 GBP đổi được 46.484,9 MZM (hiện tại đồng Metical mới – MZN đã rút ngắn tỉ giá còn 46,5). Đồng Cedi của Ghana vốn tương đương với tiền đồng Việt Nam (1 bảng Anh gần tương đương 33.000 GHC) nhưng nước này đã có đồng Cedi mới (GHS) với tỉ giá còn 3,3.

Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng, một đồng tiền được cho là "đắt" hay "rẻ" không có nhiều ý nghĩa, mà điều quan trọng là sự ổn định trong tỷ giá của đồng tiền đó với các đồng tiền mạnh khác hàng năm cũng như sự minh bạch trong chính sách tiền tệ của quốc gia đó.

Sự mất giá của đồng tiền gắn liền với lạm phát. Hoạt động cung tiền mạnh vào nền kinh tế khiến người ta có nhiều tiền hơn về danh nghĩa nhưng thực tế lại đang nghèo đi nếu như không có sự cải thiện về năng suất sản xuất. Thế nhưng, phá giá nội tệ lại cũng là một biện pháp mà các nước xuất khẩu áp dụng để giành lợi thế thương mại trong quan hệ quốc tế. Điều cốt lõi vẫn là sự giàu có thực chất và chất lượng sống của người dân ra sao đằng sau đồng tiền và chính sách.

- Mạng thông tin du lịch Việt Nam và thế giới