Dưới đây là những kinh nghiệm đi du lịch singapore malaysia mà bất kỳ ai đi du lịch cũng phải quan tâm. Singapore vừa là tên của cả quốc gia và vừa là thủ đô của nước này, ngôn ngữ chính là tiếng Anh và tiếng Hoa, sân bay quốc tế Changi, ở singapore hút thuốc lá, vứt rác, khạc nhổ nơi công cộng, không cho phép sẽ bị phạt rất nặng và thậm chí bị bỏ tù. Malaysia Thủ đô...
Dưới đây là những kinh nghiệm đi du lịch singapore malaysia mà bất kỳ ai đi du lịch cũng phải quan tâm. Singapore vừa là tên của cả quốc gia và vừa là thủ đô của nước này, ngôn ngữ chính là tiếng Anh và tiếng Hoa, sân bay quốc tế Changi, ở singapore hút thuốc lá, vứt rác, khạc nhổ nơi công cộng, không cho phép sẽ bị phạt rất nặng và thậm chí bị bỏ tù. Malaysia Thủ đô...
Dựa vào nội dung của tài liệu "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, hãy xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) và tổ chức dạy minh họa với các yêu cầu sau đây:
- Kế hoạch bài dạy có thời lượng dạy học 01 tiết hoặc chủ đề dạy học có thời lượng nhiều hơn 1 tiết. Hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung và điều kiện dạy học của cơ sở giáo dục.
- Kế hoạch bài dạy có cấu trúc vận dụng theo Công văn số 5512/BGDĐTGDTrH.
Sản phẩm nộp về cuộc thi theo hướng dẫn tại Công văn.
BÀI 4-5: ĐI BỘ, CÁCH ĐI XE ĐẠP, XE ĐẠP ĐIỆN AN TOÀN
Môn học/Hoạt động giáo dục: AN TOÀN GIAO THÔNG CHO NỤ CƯỜI NGÀY MAI
- Các quy tắc ngồi sau xe đạp, xe máy, ô tô an toàn.
- Ghi nhớ và vận dụng được các quy tắc đi bộ an toàn.
- Nêu và vận dụng được các quy tắc ngồi sau xe đạp, xe máy, ô tô an toàn.
- Có ý thức nhắc nhở, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện các quy tắc đi bộ an
toàn, ngồi sau xe đạp, xe máy và ngồi trong ô tô an toàn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu. - Bảng phụ. - Phiếu học tập.
a) Mục tiêu: Tạo tính tò mò khám phá kiến thức trong học sinh.
b) Nội dung: Quan sát các hình ảnh sau
Bằng hiểu biết của bản thân, hãy nêu ý kiến của em về cách đi bộ hoặc ngồisau xe đạp, xe máy hoặc ngồi trong ô tô như thế có an toàn?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Giáo viên nêu nhiệm vụ: Cho học sinh quan sát hình ảnh(Trình chiếu, phát phiếu,…).
*) Thực hiện: Học sinh suy nghĩ độc lập.
- GV gọi lần lượt các hs, lên bảng trình bày câu trả lời của mình.
- Các học sinh khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện câu trả lời.
*) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
- GV đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tổng hợp kết quả.
B. HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a) Mục tiêu: Hình thành được thói quen đi bộ như thế nào là an toàn.
b) Nội dung: Quan sát hình ảnh sau đây và cho biết cách đi bộ như thế nào là an toàn?
c) Sản phẩm: Trả lời của học sinh.
- Đi bộ trên hè phố và lề đường; đường không có hè phố và lề đường phải đi sát mép đường.
Nghiêm chỉnh chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ. Không đọc sách, nghe nhạc, xem phim khi tham gia giao thông.
- Đi buổi tối, nên mặc áo sáng màu hoặc áo phản quang để người tham gia giao thông dễ nhận ra.
Khi đi cùng bạn bè, cần nhắc nhở khi bạn có hành vi sai trái, không đảm bảo an toàn giao thông.
- Khi qua đường nơi có tín hiệu đèn giao thông hoặc nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường, cần dừng lại trên vỉa hè trước vạch kẻ đường, quan sát các xe đi hai phía. Khi tín hiệu đèn cho người đi bộ sáng màu xanh, nếu thấy an toàn, bước qua đường trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường.
GV cho HS quan sát hình ảnh và nêu câu hỏi cần giải quyết.
HS: Tiếp nhận thông tin từ giáo viên
- HS thảo luận cặp đôi thực hiện nhiệm vụ.
- GV theo dõi, hỗ trợ , hướng dẫn các nhóm.
Đại diện lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Các nhóm khác trình bày thắc mắc, lớp tập trung giải quyết các thắc mắc của mình.
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo.
2. Một số quy tắc ngồi sau xe đạp, xe máy an toàn
a) Mục tiêu: Hình thành thói quen, nắm vững quy tắc ngồi sau xe đạp, xe đạp điện an toàn.
H1: Quan sát các hình ảnh sau đây, hãy cho biết những tư thế ngồi sau xe đạp, xe đạp điện, xe gắn máy nào an toàn và không an toàn? Vì sao?
Trên đây là một số nội dung nằm trong bộ giáo án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai. Để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác tại mục Dành cho giáo viên thuộc chuyên mục Tài liệu nhé.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY AN TOÀN GIAO THÔNG CHO NỤ CƯỜI NGÀY MAI
BÀI HỌC: HỌC SINH VỚI AN TOÀN GIAO THÔNG
Biết thực trạng và văn hoá giao thông hiện nay.
Hiểu tình hình tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện của học sinh hiện nay.
Cách đi xe đạp và xe đạp điện an toàn.
Hiểu và vận dụng được các quy tắc, kĩ năng tham gia giao thông (đi xe đạp và xe đạp điện an toàn).
Có thái độ không đồng tình, phản đối những hành vi không chấp hành Luật giao thông đường bộ và tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện.
* Phương án 1: máy tính, máy chiếu, âm thanh, phiếu học tập, bút lông, một xe đạp, một xe đạp điện.
* Phương án 2: tranh ảnh về tình hình tham gia giao thông, nam châm, phiếu học tập.
Tham gia học tích cực, sử dụng phiếu học tập đúng nội dung.
GV yêu cầu cả lớp hát bài “Chúng em với an toàn giao thông” sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Phong. (mở nhạc)
GV: Bài hát nhắc đến quy tắc nào khi tham gia giao thông?
HS: Không lạng lách khi đi trên đường, không dàn hàng ngang, thực hiện đúng tín hiệu đèn giao thông.
Khi chấp hành tốt luật giao thông sẽ mang lại những lợi ích gì cho cuộc sống?
HS: Chấp hành tốt luật giao thông là mang đến hạnh phúc cho mọi nhà.
GV kết luận: Khi tất cả mọi người tham gia giao thông đúng luật sẽ mang đến nhiều niềm vui trong cuộc sống. Muốn như vậy thì đòi hỏi mỗi học sinh, mỗi người đều phải ý thức tốt khi lưu thông trên đường.
2.1 Hoạt động 1: Thực trạng và văn hoá giao thông hiện nay.
Gv: Bằng kiến thức và quan sát hãy cho biết:
? Kể tên các hoạt động giao thông vận tải mà em biết?
? Vai trò của giao thông vận tải đối với sản xuất?
Gv: Em hãy quan sát và cho biết văn hoá tham gia giao thông hiện nay ở nước ta như thế nào?
Kết luận: Thực trạng văn hoá giao thông hiện nay.
Tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ rất phức tạp với nhiều vấn đề nghiêm trọng:
- Tai nạn giao thông với số người chết, bị thương ở mức cao.
- Ùn tắc giao thông nghiêm trọng, đặc biệt là ở các thành phố lớn.
- Các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông còn phổ biến, ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, trong đó vi phạm ở học sinh có chiều hướng gia tăng. Tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông ở lứa tổi học sinh là 7,39/100.000, cao hơn 2,73 lần so với Nhật Bản, 1,84 lần so Hàn Quốc và 1,25 lần so với Campuchia. Trung bình mỗi năm có tới 2.000 trẻ em thiệt mạng vì tai nạn giao thông.
- Phần lớn học sinh còn vi phạm những quy định cơ bản khi tham gia giao thông: 80-90% học sinh đi xe đạp/máy điện không lắp gương chiếu hậu, 33% học sinh chưa nắm được nguyên tắc đi bộ an toàn, 27% học sinh chưa thiếu hiểu biết về cách điều khiển phương tiện đúng an toàn.
2.2. Hoạt động 2: Tình hình tham gia giao thông bằng xe đạp và xe đạp điện hiện nay.
GV: Hằng ngày các em đến trường bằng phương tiện gì?
HS: đi bộ, đi xe đạp, xe đạp điện
GV: Hãy quan sát và chỉ ra các lỗi thường gặp khi lưu thông bằng xe đạp và xe đạp điện?