Hợp Đồng Xuất Khẩu Cà Phê Của Công Ty

Hợp Đồng Xuất Khẩu Cà Phê Của Công Ty

Hợp đồng mua bán cà phê trên thế giới thông thường sẽ do bên mua soạn thảo. Cụ thể, các nước châu Âu thường ký kết hợp đồng theo mẫu của Liên đoàn cà phê châu Âu. Mỹ cũng có hợp đồng mẫu soạn sẵn để yêu cầu bên bán cà phê ký kết. Đối với các doanh nghiêp Việt Nam, việc bán cà phê cho các nước thường ký theo hợp đồng của nhà nhập khẩu soạn thảo.

Hợp đồng mua bán cà phê trên thế giới thông thường sẽ do bên mua soạn thảo. Cụ thể, các nước châu Âu thường ký kết hợp đồng theo mẫu của Liên đoàn cà phê châu Âu. Mỹ cũng có hợp đồng mẫu soạn sẵn để yêu cầu bên bán cà phê ký kết. Đối với các doanh nghiêp Việt Nam, việc bán cà phê cho các nước thường ký theo hợp đồng của nhà nhập khẩu soạn thảo.

tiêu chuẩn phổ biến của cà phê xuất khẩu

Độ ẩm là tiêu chuẩn đầu tiên trong hợp đồng cà phê xuất khẩu. Để cà phê đạt chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu thì hạt phải có độ ẩm nhỏ hơn hoặc bằng 12,5%.

Tỷ lệ hạt lỗi là tiêu chí thứ hai để đánh giá tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu. Cụ thể, tỷ lệ nhân cà phê lỗi hạt đen, vỡ không được vượt quá 2%.

Tỷ lệ tạp chất là tiêu chuẩn thứ ba trong hợp đồng cà phê xuất khẩu. Trên thực tế, tỷ lệ tạp chất lẫn trong cà phê xuất khẩu như hạt ngô, hạt đậu,… hay hạt cà phê có màu sắc khác biệt không được vượt quá 0.5%.

Tiêu chí tiếp theo trong tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu là quy cách đóng gói và bảo quản. Tiêu chuẩn quy cách đóng gói, bảo quản của cà phê xuất khẩu là bao PP hoặc Jute bag (bao tải) – 60kg.

Khối lượng là yếu tố cuối cùng nằm trong tiêu chuẩn hợp đồng cà phê xuất khẩu. 1 container chứa  khoảng 19.2 tấn cà phê sẽ đạt tiêu chuẩn khối lượng của cà phê xuất khẩu.

Trên đây là 5 tiêu chuẩn phổ biến trong hợp đồng cà phê xuất khẩu. Bên cạnh những tiêu chuẩn kể trên thì tại mỗi thị trường nước ngoài mà Việt Nam xuất khẩu cà phê sang như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản,… lại có những tiêu chuẩn riêng đi kèm.

Vì vậy, khi kinh doanh cà phê xuất khẩu, bà con nên tìm hiểu kỹ những tiêu chuẩn trong hợp đồng của cà phê Việt Nam sang từng quốc gia để định hướng nuôi trồng và sản xuất, chế biến cà phê cho phù hợp.

Đọc thêm: Giá cà phê nhân tăng vượt trội nhờ sử dụng máy tách màu

Hướng dẫn làm hợp đồng xuất khẩu cà phê

Trước khi bước vào tìm hiểu về mẫu hợp đồng xuất khẩu cà phê thì chúng ta cùng tham khảo cách làm hợp đồng xuất khẩu cà phê một cách cụ thể nhé!

Đối với phần thông tin của các bên tham gia ký kết yêu cầu ghi đầy đủ thông tin, dữ liệu giống như những giấy tờ gốc có liên quan.

Hình 1: Mẫu hợp đồng xuất khẩu cà phê gồm những bước nào?

Tên hàng: Café Chè – Coffea Arabica Việt Nam

Bất kỳ tranh cãi, bất hòa hay khiếu nại nào phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này mà hai bên mua bán không thể hòa giải, thương lượng được, cuối cùng sẽ được đưa ra giải quyết tại “Trung tâm Trọng tài Quốc Tế Việt Nam theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”.

Hợp đồng này sẽ được áp dụng theo luật pháp của nước Cộng hòa Singapore.

Hợp đồng này áp dụng những điều bất khả kháng được dẫn chiếu tới văn bản của Phòng thương mại Quốc Tế (ấn phẩm của ICC số 421).

Đối với việc kiểm định và giám sát tại nhà máy nhà kho về chất lượng, trọng lượng, số lượng bao, tình trạng bao gói của số Coffea Robusta gốc Việt Nam này sẽ do “Công ty cổ phần giám định Vinacontrol” tại Việt Nam đảm nhiệm, phí tổn kiểm định sẽ do bên bán chịu.

Tất cả những thuật ngữ thương mại dùng cho hợp đồng này sẽ được diễn giải theo ấn phẩm “Thuật ngữ thương mại” (Tác giả: Michael B.Smith & Merritt R.Blakeslee – NXB Chính trị Quốc gia – 2001)

Hợp đồng bán hàng này được ký kết tại [ĐỊA ĐIỂM] vào ngày [NGÀY THÁNG NĂM] , hợp đồng này được lập thành 04 bản: 02 bản bằng tiếng Anh, 02 bản bằng tiếng Việt. Mỗi bên giữ 02 bản: 01 bản tiếng Anh và 01 bản tiếng Việt.

Đọc thêm: Tìm hiểu PO là gì trong xuất nhập khẩu? Quy trình sử dụng PO

Như vậy nội dung bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu về mẫu hợp đồng xuất khẩu cà phê một cách cụ thể và chi tiết. Hy vọng với những thông tin này đã giúp bạn nắm rõ hơn về bản hợp đồng xuất khẩu cà phê cụ thể. Hãy thường xuyên truy cập vào https://hbsvietnam.com/ để có thêm nhiều kiến thức hay về xuất khẩu nhé!

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

– Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;

– Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 và các văn bản pháp luật liên quan;

– Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của các bên.

Hôm nay, ngày….tháng….năm…., Tại….Chúng tôi gồm có:

Đại diện theo pháp luật:….Chức vụ:….

Đại diện theo pháp luật:….Chức vụ:….

Trên cơ sở thỏa thuận, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng với nội dung như sau:

Trong hợp đồng này, các khái niệm dưới đây sẽ được định nghĩa như sau, nếu không có các quy định khác:

“Chứng từ không chuyển nhượng được” là…

Điều 2: Phạm vi, đối tượng của hợp đồng

Bên mua đồng ý mua và Bên bán đồng ý bán những hàng hóa với các thông tin và giá cả như sau:

– Tiêu chuẩn chất lượng: theoTCVN 4193 – 2000 (Tổng cục đo lường chất lượng Việt Nam)

Thời gian giao hàng: 1000MT trong tháng…năm…

Điều kiện cơ sở giao hàng: CIF, cảng Kobe, Nhật Bản, Incoterms 2000.

Cảng bốc hàng: Cảng Hải Phòng, Việt Nam.

Cảng dỡ hàng: Cảng Kobe, Nhật Bản.

Thông báo về việc xếp hàng: người bán có nghĩa vụ thông báo với người mua về việc đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.

4.1. Hàng hóa theo mô tả tại Điều 2 sẽ được đóng vào những kiện gỗ thích hợp đi biển và theo tiêu chuẩn xuất khẩu/nhập khẩu. Quy cạc bảo quản hàng hóa như sau:…

4.2. Ở hai bên mỗi kiện, ghi những ký mã hiệu sau đây bằng mực không phai nước.

– Kiện số: A/B (A: số thứ tự của kiện – B: tổng số kiện được giao lên tàu).

– Kích thước: Dài x Rộng x Cao (cm).

4.3. Trên mỗi kiện, tại những vị trí cần thiết phải ghi những ký hiệu dễ vỡ, dựng đứng theo chiều này, để nơi khô ráo v.v… (những ký hiệu quốc tế chỉ dẫn về xử lý/vận chuyển, móc kéo/cẩu/nâng/lưu kho cần thiết)

4.4. Mỗi kiện sẽ được gắn thêm một danh mục riêng trong đó ghi những quy cách miêu tả về thiết kế của hàng hóa, số lượng, số món hàng có trong kiện ấy.

4.5. Mỗi kiện không vượt quá 5 tấn trọng lượng, 10 m3 thể tích, 2,3 m chiều cao.

4.6. Trong trường hợp hàng hóa bị mất mát hư hỏng, đổ vỡ, hoặc bị rỉ sét, ăn mòn do thiếu sót trong việc bao gói hàng hóa, bên bán hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Điều 5: Thuê tàu/ đơn vị vận chuyển

Bên bán cam kết rằng ký hợp đồng thuê tàu của các chủ tàu/ hoặc thuê đơn vị vận chuyển có uy tín trên thị trường. Đối với tàu biển đủ tiêu chuẩn đi biển Quốc tế, tuổi tàu không quá…năm.

Thanh toán bằng thư tín dụng trả ngay không hủy ngang.

Người mua sẽ mở 01 thư tín dụng trả ngay không hủy ngang tại Ngân hàng….Nhật bản thông qua Ngân hàng Ngoại Thương, Việt Nam cho bên bán hưởng lợi.

Thư tín dụng được mở trước ngày giao hàng ít nhất 45 ngày.

Thư tín dụng được thanh toán ngay khi người hưởng lợi xuất trình bộ chứng từ giao hàng sao:

– Bộ gốc đầy đủ 3/3 vận đơn đường biển hoàn hảo, ghi rõ “hàng đã bốc” theo lệnh của Ngân hàng phát hành, thông báo cho người mua.

– 03 bản hóa đơn thương mại đã ký.

– 03 bản gốc giấy chứng nhận số lượng, chất lượng do một số cơ quan giám định có uy tín tại Việt Nam xác nhận.

– 03 bản chứng nhận xuất xứ do VCCI phát hành.

Thông báo giao hàng trong đó chỉ rõ số Hợp đồng, Thư tín dụng, hàng hóa, số lượng, chất lượng, tên tàu, tên người chuyên trở, cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng…

Bảo hiểm: Các bên thỏa thuận về công ty bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm, thời gian bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm….

Điều 8: Quyền và nghĩa vụ của các bên

Các bên thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng. Theo đó các bên có những trách nhiệm cơ bản sau:

– Trách nhiệm của bên nhập khẩu (bên mua) trong hợp đồng xuất khẩu/ hợp đồng nhập khẩu:

+ Bên nhập khẩu có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ chi phí mà hai bên đã thỏa thuận.

+ Tổ chức tiếp nhận nhanh, an toàn, dứt điểm cho từng lô hàng.

+ Chịu chi phí bốc dỡ (nếu có) từ xe xuống khi bên bán vận chuyển hàng hoá đến địa điểm đã thỏa thuận.

– Trách nhiệm của bên xuất khẩu (bên bán) trong hợp đồng xuất khẩu/ hợp đồng nhập khẩu:

+ Chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng đối với toàn bộ các sản phẩm do bên mình cung cấp cho tới khi hàng hóa đến địa điểm giao nhận theo thỏa thuận.

+ Bên xuất khẩu (bên bán) có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại địa điểm đã thỏa thuận.

+ Bên xuất khẩu (bên bán) có nghĩa vụ cung cấp mọi thông tin cần thiết đối với việc bảo quản, sử dụng hàng hoá theo quy định của hợp đồng theo thỏa thuận.

Hai bên thỏa thuận về các trường hợp chấm dứt hợp đồng ví dụ như:

Khi các bên thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ quy định trong hợp đồng.

Khi một bên vi phạm hợp đồng dẫn đến hợp đồng không thể thực hiện được thì phía bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng có thể được chấm dứt do sự thỏa thuận của các bên.

Hợp đồng chấm dứt do tình trạng bất khả kháng kéo dài (…. Tháng), không khắc phục được, dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng. Hợp đồng này áp dụng những điều bất khả kháng được dẫn chiếu tới văn bản của Phòng thương mại Quốc Tế (ấn phẩm của ICC số 421).

Điều 11: Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

Hai bên thỏa thuận về các trường hợp vi phạm hợp đồng mà khi một bên vi phạm chịu một mức phạt theo thỏa thuận của hai bên. Các trường hợp vi phạm như bên bán không giao hàng đúng thời gian, số lượng,…bên mua không thực hiện đúng đủ nghĩa vụ thanh toán, nghĩa vụ nhận hàng,…

Trong trường hợp một bên trong hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa thì bên gây thiệt hại phải bồi thường tương xứng với mức thiệt hại do mình gây ra.

Bất kỳ một sự sửa đổi hay bổ sung hợp đồng sẽ chỉ có giá trị nếu như được đại diện có thẩm quyền của hai bên ký vào văn bản sửa đổi, bổ sung. Văn bản sửa đổi, bổ sung này sẽ là một phần không tách rời của hợp đồng.

Ngôn ngữ: Tiếng Anh và Tiếng Việt sẽ được sử dụng trong tất cả các giao dịch, thông tin liên lạc giữa hai bên.

Mọi vấn đề khác biệt hay tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này hay các văn bản thỏa thuận có liên quan đến việc thực thi hợp đồng sẽ được giải quyết bằng sự nỗ lực hòa giải, thương lượng giữa các bên.

Trường hợp các bên thương lượng, hòa giải mà không có kết quả thì vụ việc được đưa ra Tòa án hoặc Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) để giải quyết. Mọi chi phí phát sinh do giải quyết tranh chấp sẽ do hai bên thỏa thuận chi trả.

Mọi tranh chấp sẽ được giải quyết theo các điều khoản của hợp đồng và các thỏa thuận khác liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, nếu không thì sẽ áp dụng luật định của Việt Nam mà không tham chiếu đến các luật khác.

Phán quyết của Trọng tài/ Tòa án là quyết định cuối cùng và sẽ ràng buộc trách nhiệm của cả hai bên.

Điều 14. Luật điều chỉnh hợp đồng

Luật điều chỉnh hợp đồng sẽ là luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1.Tất cả giao dịch, liên lạc giữa hai bên bao gồm thông báo, yêu cầu, thỏa thuận, chào hàng hay đề nghị sẽ được thực hiện bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Tất cả các bản vẽ, mô tả kỹ thuật, báo cáo hay các tài liệu khác sẽ được soạn thảo bằng tiếng Anh. Hợp đồng được lập bằng cả tiếng Anh và Tiếng Việt và có giá trị pháp lý như nhau, nếu có sự khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt thì bản tiếng Việt làm chuẩn.

2.Hợp đồng giữa hai bên bao gồm các điều khoản được ghi trong bản hợp đồng này và các phụ lục đính kèm theo.

3.Hợp đồng có hiệu lực từ ngày … tháng … năm….

4.Hợp đồng được lập thành … bản bằng Tiếng Việt và …. Bản bằng Tiếng Anh (hoặc tiếng khác). Mỗi bên giữ …. Bản có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN BÊNA(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN BÊNB(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)